TS. TRẦN NAM CHUÂN – Viện chiến lược, Bộ Quốc phòng
Một trong những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây dựng một nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Đây là tư tưởng độc đáo, sáng tạo của Bác Hồ và của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đã được minh chứng và kiểm nghiệm trong lịch sử đấu tranh giành chính quyền và xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền phải là nhà nước của dân, do dân và vì dân; đó là tư tưởng, ý chí nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người yêu nước, thương dân nồng nàn tha thiết. Người đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin bằng niềm tin mãnh liệt: “Bây giờ học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa Lê-nin” và con đường duy nhất mang lại độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào là con đường cách mạng vô sản, dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân. Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng như V.I.Lê-nin đã chỉ rõ: “Cùng với việc tổ chức xây dựng Đảng cách mạng thì trong cuộc đấu tranh này, trước hết phải có Đảng cách mệnh”(1), “Đảng có vững cách mệnh mới thành công”(2). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng nền tảng tư tưởng cho đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng. Trong đó tư tưởng của Người về vấn đề chính quyền nhà nước hình thành khá sớm và rõ nét. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong xây dựng nhà nước kiểu mới, trước hết bắt nguồn từ đường lối cách mạng của Đảng. Một mặt, Người khẳng định bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, mặt khác Người cũng khẳng định sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân, tính chất nhân dân và dân tộc của nhà nước pháp quyền vì nó là đại diện cho toàn thể nhân dân và toàn dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nhà nước pháp quyền, nhà nước kiểu mới của dân, do dân và vì dân là một hệ thống quan điểm tư tưởng trên nhiều lĩnh vực và nhiều tổ chức trong bộ máy nhà nước, gắn liền với hoạt động thực tiễn không mệt mỏi của Người về xây dựng bộ máy nhà nước.
Năm tháng sẽ qua đi, song tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nhà nước kiểu mới và một đảng cầm quyền vẫn còn giữ nguyên giá trị, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và lâu dài. Hiện nay, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, trước sự thoái hoá, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trước âm mưu chống phá của kẻ thù nhằm chia rẽ Đảng với dân, với Nhà nước hòng làm biến chất nhà nước, tiến tới thủ tiêu và xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng trên đất nước ta, chúng ta cần tiếp tục học tập, tìm hiểu thêm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề nhà nước kiểu mới, nhất là việc vận dụng vào thực hiện các nghị quyết của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Nhà nước ta được thành lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Việt Nam và ở Đông Nam Châu Á, dựa trên nền tảng công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo. Bản Hiến pháp năm 1946 ở nước ta ra đời là mốc son quan trọng đánh dấu quá trình bắt đầu xây dựng một nhà nước pháp quyền. Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ”(3). Đây là một trong những vấn đề hết sức căn bản trong xây dựng nhà nước kiểu mới, phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước và công dân của nhà nước kiểu mới mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng xây dựng. Trong thư gửi Uỷ ban hành chính các bộ, huyện, làng xã ngày 17/10/1954, Người viết: “Cơ quan Chính phủ từ toàn quốc đến các làng là đầy tớ của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung chứ không phải đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật”(4).
“Dân là chủ thì Chính phủ là đầy tớ, nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ đi”(5). Mối quan hệ giữa nhà nước với công dân được thể hiện cụ thể trong mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ. Nhà nước có nghĩa vụ với công dân đồng thời có những quyền theo quy định của pháp luật để thực thi công quyền mà nhân dân giao phó; ngược lại công dân vừa có quyền, đồng thời có nghĩa vụ công dân đối với nhà nước. Người viết: “nhưng khi dân dùng đầy tớ để bảo vệ cho mình thì phải giúp đỡ, nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình không có nghĩa là chửi”(6). Trên tinh thần đó, Hiến pháp năm 1992 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những quy định rất cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đồng thời cũng dành toàn bộ Chương V với 34 điều (từ Điều 49 đến Điều 82) quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Đối với cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước, Người gọi đó là “công bộc”(7) của dân, cách gọi ấy thật là dân dã mà sâu sắc. Trong buổi đầu thành lập chính quyền, khi thuyết phục cụ Huỳnh Thúc Kháng ra làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tâm sự với cụ Huỳnh Thúc Kháng: “… Khi xưa làm quan là hưởng đỉnh chung, bây giờ chúng ta làm việc cho dân, cho nước gọi là công bộc”(8). Khi Quốc hội tín nhiệm bầu Người làm Chủ tịch nước – người đứng đầu Chính phủ, Người trả lời các nhà báo: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ gánh vác chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng làm, cũng như một người lính vâng lệnh quốc dân ra trước mặt trận”(9). Người căm ghét thói cậy quyền, cậy thế, chia rẽ, kiêu ngạo, tham ô, lãng phí, quan liêu, móc ngoặc, tham nhũng… vì nó “là kẻ thù của nhân dân, của dân tộc, của Chính phủ. Nó là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm súng, nó nằm trong tổ chức của ta, nó là giặc nội xâm để làm hỏng công việc của ta”(10).
Người dạy: “Cơm của chúng ta ăn, áo của chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền ơn xứng đáng cho nhân dân. Chớ vác mặt làm quan cách mạng để dân ghét, dân khinh, dân không ủng hộ”(11). Điều đó không những khẳng định: Hồ Chí Minh là nhà lập pháp mà còn chứng tỏ Người rất coi trọng xây dựng hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động của nhà nước ta trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất cương quyết với những hành vi vi phạm pháp luật và trừng trị nghiêm khắc những kẻ phạm tội, dù người đó ở cương vị nào. Trong trả lời chất vấn của Quốc hội vào năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Chính phủ hết sức làm gương, nếu làm gương không xong thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ hối lộ, đã trừng trị, đang trừng trị và sẽ trừng trị cho kỳ hết”(12). Hồ Chủ tịch đã bác đơn xin ân xá giảm án tử hình của nhiều kẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, dù đó là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước; Người cho rằng: “Không dùng xử phạt cũng là không đúng, song việc gì cũng dùng đến xử phạt cũng không đúng”(13).
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, có luật pháp cũng chưa đủ, điều quan trọng là pháp luật của nhà nước phải đi vào cuộc sống, phải trở thành hoạt động tự giác của mỗi người trong xã hội, vì: công bố luật chưa phải đã là xong, phải tuyên truyền, giáo dục lâu dài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng, ban hành, thực thi pháp luật trong hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời Người không bao giờ xem nhẹ các hình thức, biện pháp khác, nhất là trong vận động tổ chức quần chúng, trong việc tuyên truyền giáo dục, việc nêu gương trước quần chúng của đội ngũ cán bộ đảng viên, đặc biệt là việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc và đạo đức cách mạng, bởi tác dụng lớn lao của nó đối với hoạt động quản lý của nhà nước và thực hiện quyền dân chủ của công dân. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về chấp hành pháp luật, về đạo đức, phong cách mà chúng ta mãi mãi học tập, noi theo.
Về vấn đề đảng cầm quyền và lãnh đạo nhà nước kiểu mới, ngay từ năm 1925 trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” khi đề cập đến mô hình nhà nước trong tương lai và nhiệm vụ của nó, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đảng Cộng sản cầm quyền, tổ chức ra Chính phủ công – nông – binh, phát đất cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền… ra sức tổ chức kinh tế mới để thực hành thế giới đại đồng”(14). Đến trước khi vĩnh biệt đồng bào, đồng chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(15).
Như vậy, tư tưởng về Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền là tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng khi đất nước chưa giành được chính quyền cũng như khi có chính quyền dân chủ nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở các tổ chức đảng và đảng viên: Đảng cầm quyền chứ không phải đảng trị, mọi cán bộ đảng viên của Đảng phải biết tôn trọng nhà nước dân chủ nhân dân, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật của nhà nước.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước đã được thể chế hoá trong Hiến pháp – Đạo luật cơ bản của Nhà nước ta. Điều 4, Hiến pháp năm 1992 viết: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 4/2006) cũng đánh giá những thành tựu rất quan trọng đạt được trong đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Qua 78 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta ngày càng tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm; nhận thức ngày càng sáng tỏ hơn, sâu sắc hơn về một đảng cầm quyền và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, trung thành với giai cấp và dân tộc, kiên định trước mọi thách thức, vững vàng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng nước ta. Vận dụng sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước, tích cực, chủ động sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân. Đảng không làm thay các cơ quan nhà nước, bảo đảm hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Song điều quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội là ở chỗ: ngoài lợi ích của dân tộc và giai cấp, Đảng không có lợi ích nào khác, là sự hy sinh phấn đấu của Đảng suốt hành trình 78 năm qua vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, được nhân dân và toàn dân tộc thừa nhận. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, cùng với tiến trình phát triển của cách mạng, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước pháp quyền ngày càng phát triển, được cụ thể hoá trong nhiều Nghị quyết của Đảng, trong các hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.
Đương nhiên, như Đảng ta khẳng định, để không ngừng nâng cao hiệu lực lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong tình hình mới, Đảng cũng không ngừng tự chỉnh đốn và đổi mới cho ngang tầm với yêu cầu lãnh đạo của thời kỳ mới – thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra./.
Ghi chú:
Từ (1) đến (14) Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 4, 5, 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tr.247, 346, Tr 201- 410, Tr.161, 162.
(15) Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969).
TẠP CHÍ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC SỐ THÁNG 12/2008
Tư tưởng của bác Hồ về nhà nước kiểu mới đã được thực hiện ở nước ta chưa ?
ReplyDeleteTư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới đang được Đảng và Nhà nước ta thực hiện tuy còn nhiều khó khăn nhưng chắc chắn chúng ta sẽ thành công
DeleteĐộng lực chính để tiến hành xây dựng nhà nước kiểu mới theo tư tưởng của "người" trong bối cảnh hiện nay là gì??
ReplyDeleteBác Hồ ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu có tên là gì nhỉ các bạn
ReplyDeletecon tàu Đô đốc Latouche-Tréville
DeleteBác Hồ có tất cả bao nhiêu tên gọi và bí danh trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của Bác vậy các bạn
ReplyDeleteBác có rất nhiều tên gọi và bí danh. Bạn có thế tìm hiểu trên google. http://tennguoidepnhat.net/2012/03/06/nh%E1%BB%AFng-ten-g%E1%BB%8Di-bi-danh-but-danh-c%E1%BB%A7a-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-h%E1%BB%93-chi-minh/
DeleteTheo như cuốn sách của bảo tàng Hồ Chí Minh, những tên gọi bí danh, bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nxb chính trị quốc gia. Bác có 169 tên chính thức, bí danh, bút danh
DeleteBuổi ngoại khóa bổ ích e cảm ơn thầy cô ak
ReplyDeletetư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động và thắng lợi của cách mạng Việt Nam
ReplyDeleteCảm ơn thầy cô đã cho chúng e những chuyế đi bổ ích.
ReplyDeleteVào thời điểm nào thì nhà nước kiểu mới theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mới hoàn thiện ?
ReplyDeleteNhững tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cốt lõi từ chủ nghĩa Mác- Lê-nin một lý luận khoa học chính xác nhất. Việc xây dựng nhà nước kiểu mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh không phải vài năm hay vài chục năm có thể xây dựng được mà nó mất hàng trăm năm thậm chí có thể hàng ngàn năm. Nhưng nhất định sẽ thành công.Chủ nghĩa tư bản phát triển như ngày hôm nay cũng phải mất đến vài trăm năm mới ổn định về chính trị.
DeleteCuộc đời Bác luôn vì cả dân tộc Bác thật vĩ đại. Cả dân tộc ta gh8 nhớ công lao to lớn của vị cha già của dân tộc.
ReplyDeleteCuộc đời Bác luôn vì cả dân tộc Bác thật vĩ đại. Cả dân tộc ta gh8 nhớ công lao to lớn của vị cha già của dân tộc.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteBác Hồ Người yêu nước kiệt suất, nhà lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bác đã tìm con đường yêu nước riêng cho mình khác với những nhà cách mạng đi trước đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi sự đô hộ. Bác là nhà tiên phong giải cứu nuớc ta bằng con đường cách mạng với lý luận mác-lê nin. Toàn thể nhân dân đời đời nhớ ơn bác Hồ vĩ đại.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteThầy ơi cho em hỏi cơ sở nào hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam ạ ?
ReplyDelete1. Cơ sở lý luận
DeleteQuan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước, đặc biệt là về Nhà nước chuyên chính vô sản là cơ sở lý luận có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Quá trình nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề Nhà nước, Hồ Chí Minh đã nắm vững các quan điểm cơ bản về nguồn gốc, bản chất giai cấp, chức năng, hình thức của Nhà nước, sự đối lập giữa Nhà nước kiểu cũ với Nhà nước kiểu mới, về đặc điểm và con đường, biện pháp tăng cường Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Điều này đã thể hiện rõ trong tư tưởng và hoạt động thực tiễn lãnh đạo xây dựng Nhà nước ta của Hồ Chí Minh.
2. Cơ sở thực tiễn
a. Từ thực tiễn xây dựng Nhà nước ở Việt Nam
Trước khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ thống trị đất nước ta với chế độ Nhà nước thực dân - phong kiến, lịch sử dân tộc đã ghi nhận sự tồn tại của các triều đại phong kiến. Nghiên cứu các triều đại này, nhất là vào thời kỳ hưng thịnh, Hồ Chí Minh đã tìm thấy và tiếp thu trên lập trường cách mạng những tư tưởng tiến bộ để sau này vận dụng vào xây dựng Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Đó là tư tưởng trị nước an dân không chỉ bằng sự tu thân, rèn đức của vua quan mà phải bằng luật pháp (với các bộ luật) và pháp luật phải được thực thi nghiêm trong xã hội không trừ một ai, đó còn là tư tưởng nước dựa vào dân, lấy dân làm gốc và tư tưởng Nhà nước “thân dân”. Những tư tưởng tiến bộ này được thể hiện rất rõ và khá sâu sắc qua các bộ luật và bộ sử lớn của dân tộc ở các triều đại Lý, Trần, Lê.
b. Từ nghiên cứu khảo sát thực tế xây dựng và phát triển của các kiểu Nhà nước trên thế giới.
Nghiên cứu khảo sát Nhà nước thực dân phong kiến, Hồ Chí Minh dã vạch rõ bản chất vô nhân đạo của nó. Theo Người, Nhà nước này không phải ‘là “cán cân công lý”, “khai phá văn minh” ở Đông Dương mà là công cụ thực hiện lợi ích của bọn thực dân và phong kiến.
Hồ Chí Minh đã nghiên cứu khảo sát trong thực tế Nhà nước tư sản, tiêu biểu là Nhà nước tư sản Pháp và Mỹ và rút ra kết luận đúng đắn về bản chất của nó. Theo Người, Nhà nước tư sản là thành quả của những cuộc cách mạng tư sản thành công “chưa đến nơi”, đến chốn. Đó không phải là Nhà nước của số đông người lao động mà là “công cụ của giai cấp tư sản để thống trị giai cấp công nhân”.
Đến đất nước của Lênin, Hồ Chí Minh đã nhận thấy ở đó có một chế độ xã hội và Nhà nước hoàn toàn mới do cuộc cách mạng Nga thành công “đến nơi” đem lại. Đấy là một Nhà nước thật sự tiến bộ, cách mạng, là “công cụ thống trị của nhân dân lao động”. Từ bản chất ưu việt, tốt đẹp của Nhà nước Xôviết đã “gợi ý” cho Hồ Chí Minh về việc xây dựng, phát triển Nhà nước kiểu mới phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
c. Từ thực tiễn đất nước và thực tiễn cầm quyền của Đảng ta đứng đầu là Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ thực tế tình hình đất nước để vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin và kinh nghiệm của thế giới vào xây dựng Nhà nước ta là một vấn đề thuộc về nguyên tắc có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh. Người đã không áp dụng máy móc, dập khuôn, giáo điều những gì đã có trong kinh điển và cả những gì đã có trong thực tế ở các Nhà nước mà vận dụng sáng tạo, có sự phát triển phù hợp với điều kiện của Việt Nam, lập ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Với cương vị là Chủ tịch nước trong 24 năm, Hồ Chí Minh đã cùng Đảng ta tổ chức lãnh đạo xây dựng Nhà nước, bảo đảm cho nhà nước ta thật sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hoạt động thực tiễn trực tiếp lãnh đạo xây dụng Nhà nước của Đảng cộng sản cầm quyền và Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở thực tiễn rất quan trọng đối với sự phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Đồng thời thể hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong xây dựng Nhà nước ta của Người.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteE chân thành cảm ơn bộ môn đã tổ chức cho chúng em một buổi tham quan học tập đầy ý nghĩa ở phủ chủ tịch. Tại đây e thấy mình có được nhiều hiểu biết hơn.
ReplyDeleteCho em hỏi tại sao khi Bác lên tàu Lautusow Tơrêvin bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước của mình Bác lại đổi tên thành Văn Ba? Tên này có ý nghĩa như thế nào?
ReplyDeleteChỉ là để giấu danh tính của mình thôi
DeleteNhà nước kiểu mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao giờ hoàn thiện?
ReplyDeleteBạn cứ tin tưởng vào Đảng và Nhà nước ta sẽ thực hiện được bạn ạ!
DeleteCòn thời gian cụ thể thì bạn phải cố gắng học tập dốc hết sức để phục vụ đất nước như vậy Nhà nước kiểu mới sẽ thành công thôi ạ!
nhà nước của dân do dân, vì dân hình thành khi nào?Tên gọi? Mang bản chất của giai cấp gì? có thể đổi tên ko? Thời gian đổi tên
ReplyDeleteai trả lời giúp mình xin trân thành và cảm ơn.
Được hình thành ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bạn nhé.
DeleteBản chất của giai cấp là Nhà nước,do dân,vì dân và của nhân dân,tất cả đều từ nhân dân mà ra,phục vụ lợi ích của nhân dân bạn nhé.
Thân gửi
Đọc bài viết này em cảm thấy lòng lâng lâng một nỗi tự hào - tự hào khi có Bác, con người vĩ đại, bậc vĩ nhân không chỉ của Việt Nam mà còn là của thế giới, một lãnh tụ kiệt xuất hết lòng vì nhân dân đất nước. Bác sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteHồ Chí Minh - sự kết hợp những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam và con người toàn nhân loại. Từ Người toát ra tinh hoa truyền thống, lương tâm của thời đại và phẩm giá của tương lai. Tất cả những gì tốt đẹp nhất trên thế giới này dường như được sinh ra để dành tặng và nói về Người. Bác đã ra đi, nhưng tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người sẽ trường tồn với thời gian và cả những tình cảm của nhân dân đối với Bác cũng sẽ là vĩnh cửu.Sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mất mát to lớn của phong trào cách mạng thế giới.
ReplyDeleteBác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và nhân dân bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới, Người là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cuộc đời và những cống hiến Người để lại cho muôn đời sau đã trở thành niềm tin và sức mạnh của chân lý, là nguồn sức mạnh nuôi dưỡng con người, là một trong những thứ hiếm hoi trong thế giới này vượt qua được sự băng hoại của thời gian.
Cho em xin hỏi là hiện nay Đảng ta đã đề ra những chủ trương và chính sách gì thắng lợi tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ạ? Trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách đó đã đạt được những thắng lợi nào và còn gặp phải những khó khăn gì ạ? Kính mong thầy, cô giải đáp giúp em với ạ! Em xin chân thành cảm ơn!
ReplyDeletenội dung cơ bản của tư tưởng HCM về nhà nước. Nội dung nào là cơ bản nhất??????
ReplyDeleteNhà nước kiểu mới là do bác dựa trên tư tưởng lý luận Mác-Lênin hay là bác nhìn vào thực tại đất nước lúc đó mà hình thành vậy ạ?
ReplyDeletenhà nước kiểu mới liệu có hoàn thành không. có cơ sở nào để khẳng định chắc chắn không?
ReplyDeleteCho mình hỏi để xây dựng nhà nước kiểu mới, trước hết bắt nguồn từ đâu?
ReplyDeleteTrong suốt cuộc đời vì nước, vì dân, Hồ Chủ tịch luôn nêu tấm gương mẫu mực về đạo đức thực hành của người Cộng sản. Gương sáng đạo đức Hồ Chí Minh đã quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ và hành động của quảng đại quần chúng nhân dân yêu nước, từ đó đưa đến những thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
ReplyDeleteChủ tịch Hồ Chí Minh là người đem lại tự do cho Việt Nam, là nhà tư tưởng đã biết vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và điều kiện cụ thể của đất nước mình, cũng như người còn là một nhà thơ lớn thực sự... Những ai muốn biết thế nào là một con người thực sự, vẻ đẹp của thế giới ở đâu, sự chiến thắng của chân lý trên trái đất ở đâu, ở đâu có mùa xuân, xin hãy đến thăm cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự tồn tại điển hình của một anh hùng của thời đại chúng ta
ReplyDeletephương pháp nghiên cứu về tư tưởng HCM là gi????
ReplyDeleteChủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại vinh quang cho đất nước Việt Nam dân tộc Việt Nam. Các thế hệ tiếp nối đã đi theo con đường cách mạng đúng đắn mà Bác đã dẫn đường chỉ lối, biến khát khao cháy bỏng của Người thành hiện thực: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh để sánh vai với các cường quốc khắp năm châu.
ReplyDeleteLịch sử cách mạng Việt Nam đã cho thấy con đường dân chủ mà bác đã chọn cho dân tộc Việt Nam từ những năm 20 của thế kỷ trước là đúng đắn. Mô hình dân chủ do Bác Hồ và Đảng ta thiết kế đã từng bước chỉ rõ sức sống và trển vọng phát triển của nó trên tổ quốc thân yêu của chúng ta, nhất là trong 25 năm đổi mới.Xây dựng nền dân chủ xã hộ chủ nghĩa là con đường thuận lòng dân, hợp thời đại và đúng quy luật phát triển của lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử dân chủ nói chung.
ReplyDeleteBác hồ mất năm 1969. Nhưng theo e biết lăng bắc xây xong năm 1975 khi đất nước hoàn toàn giải phóng. Vậy e có câu hỏi trong thời gian 6 năm trước khi bác yên nghỉ tại lăng thì thi hài bác được đặt tại địa điểm nào??
ReplyDeletetrả lời bạn:
DeleteKhi Hồ chủ tịch qua đời (2/9/1969), Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định chọn Khu căn cứ Đá Chông (K9) để xây dựng thêm công trình "Ngôi nhà kính", "Hầm ngầm" phục vụ nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác do nơi đây bảo đảm được các yếu tố: yên tĩnh, bí mật, thuận tiện giao thông. Nhà kính được các chuyên gia y tế Liên Xô sử dụng trong 6 năm chiến tranh (1969 - 1975) để thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ Việt Nam giữ gìn lâu dài thi thể Hồ chủ tịch.
Từ ngày 24/12/1969, thi hài Hồ chủ tịch được chuyển từ Hà Nội lên K 9. Khu căn cứ Đá Chông bước vào giai đoạn thực hiện nhiệm vụ đặc biệt "Giữ yên giấc ngủ của Người". Trong thời gian giữ gìn thi hài Bác ở đây, nhiều lần các đồng chí trong Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam ra công tác đều lên thăm viếng Người.
Ngày 18/7/1975, thi hài Hồ chủ tịch được di chuyển về công trình Lăng của Người tại Ba Đình lịch sử.
Với tình hình như hiện nay nhiều vấn đề đang ngày một nóng lên như vấn đề tranh chấp biển Đông của Trung Quôc em nghĩ đối với mỗi sinh viên chúng ta cần thấu hiểu sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình. Nhưng thực tế việc vi phạm pháp luât hiện nay lại chủ yếu rơi vào thanh niên một trong những việc làm không những đi theo tư tưởng của bác mà còn làm mất đi những giá trị quý báu ấy. Thật đáng buồn.
ReplyDeleteCảm ơn môn học đã trang bị cho e thêm nhiều kiến thức về tư tưởng về cuộc đời của bác. Cảm ơn thầy cô bộ môn là những người đã truyền đến cho e những tri thức bổ ích đó
ReplyDeleteViệc thực hiện nhà nước kiểu mới của Nhà nước được thực hiện như thế nào ?
ReplyDeleteYếu tố nào có ý nghĩa quyết định việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
ReplyDeleteMôn học này thật sự rất ý nghĩa :)
ReplyDeleteHi vọng tư tưởng của Bác kính yêu sẽ được hiện thực hóa, điều đó sẽ được thể hiện rõ nhất, gần nhất vào kì bầu cử Hội Đồng Nhân Dân các cấp sẽ được diễn ra vào ngày 22/5/2016
ReplyDeleteTư tưởng của Bác hình thành từ rất sớm, nó là một tư tưởng rất lỗi lạc và luôn là ánh sáng, là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng ta. Em thấy môn học này thật sự bổ ích đối với em, nó bồi dưỡng cho em rất nhiều kiến thức quý giá về tư tưởng của Bác. Em xin cảm ơn thầy cô giáo bộ môn nhiều ạ.
ReplyDeleteĐiều kiện lịch sử - xã hội Việt nam và thế giới ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào?
ReplyDeleteCho em hỏi có tài liệu nào nói về ảnh hưởng của truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại lúc bấy giờ đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh không ạ
ReplyDeleteNội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là gì?
ReplyDeletebạn có thể thao khảo ở đây: http://voer.edu.vn/m/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-cach-mang-giai-phong-dan-toc/549d6478
DeleteTư tưởng HCM về giải phóng dân tộc có thể tóm tắt thành một hệ thống luận điểm sau đây:
Delete- Một là, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản.
Từ đầu những năm 20 thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc, phải đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản, mặt khác, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
- Hai là, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
NAQ đã sớm khẳng định: muốn giải phóng dân tộc thành công "trước hết phải có đảng cách mệnh", "đảng có vững cách mệnh mới thành công" "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt" đó là chủ nghĩa Lênin.
- Ba là, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở liên minh công nông.
- Bốn là, cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc.
Đây là một luận điểm mới và sáng tạo của HCM. Trong phong trào cộng sản quốc tế lúc bấy giờ đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản chính quốc. Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Người đã sớm cho rằng cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào CM vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước. Đây là một cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận Mác - Lênin, đã được thắng lợi của CM VN chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
-Năm là, CM giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang của nhân dân.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeletecác giai đoạn hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh được phân định theo những căn cứ nào?
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
DeleteNguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới-nhà nước của dân,do dân,vì dân?
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
Deleteem xin chân thành cảm ơn bộ môn LLCT & KHXHNV đã tổ chức cho chúng em có buổi thăm quan học tập tại bảo tàng Hồ Chí Minh, qua đó giúp em hiểu sâu hơn nữa về con người Bác, tạo động lực cho em phấn đấu không nhưng học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
ReplyDeleteĐảng ta đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào trong công cuộc Đổi mới hiện nay?
ReplyDeleteTư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh được hình thành từ khi nào và tại sao?
ReplyDeletebạn có thể tham khảo tại đây: http://thanhtra.edu.vn/category/detail/428-cac-yeu-to-hinh-thanh-tu-tuong-ho-chi-minh.html
DeleteTrên thế giới có bao nhiêu quốc gia theo đuổi mục tiêu xây dựng nhà nước kiểu mới? Quốc gia nào đã xây dựng thành công hoặc có nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng nhà nước kiểu mới để chúng ta có thể học tập? Hiện nay, với đất nước ta thì khó khăn nhất trong xây dựng nhà nước kiểu mới là gì?
ReplyDeletetrả lời bạn : nhà nước kiểu mới là nhà nước của nhân dân do nhân dân vì nhân dân. Nhà nước này đi ngược lại so với chủ nghĩa tư bản nên trên thế giới chỉ có các nước xhcn mới xây dựng mô hình nhà nước này.Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội Liên-xô là nước đạt được thành tựu to lớn nhất nhưng đến cuối năm 1991 chủ nghĩa xã hội ở Liên xô sụp đổ. sự sụp đổ của liên -xô không phải do Chủ nghĩa Mác-Lê nin sai lầm mà do chính bản thân Liên xô mà ra. Từ những sai lầm đây giúp cho Việt Nam có những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng nhà nước kiểu mới. Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước kiểu mới theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn nhưng khó khăn nhất mà nói đó là sự mất lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. khi nhân dân mất lòng tin của Đảng nhân dân sẽ không thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước thì sẽ không bao giờ xây dựng được nhà nước kiểu mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
DeleteĐảng ta đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào trong công cuộc Đổi mới hiện nay?
ReplyDeleteđảng và nhà nước ta đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc Đổi mới hiện nay có các ý chính:
Delete-Kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
-Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới.
-Chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa giáo điều, bảo vệ và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
bạn có thể tham khảo tại: http://hochiminh.vn/news/Pages/news.aspx?ItemID=489
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteTư tưởng Hồ Chí Minh có phải được hình thành từ phẩm chất gì ?
ReplyDeletetrả lời bạn: Tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào bạn có thể tham khảo tại đây: http://kenhsinhvien.vn/topic/khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tuong-ho-chi-minh.74556/
DeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeletetư tưởng HỒ CHÍ MINH giúp chúng ta hiểu như thế nào là nhà nước xă hội chủ nghĩa?
ReplyDeleteTư tưởng HỒ CHÍ MINH là những quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.Người là người đặt nền móng cho cách mạng vô sản ở Việt Nam, nói cách khác Bác Hồ đã tiếp thu tinh hoa của chủ nghĩa Mác- Lê nin để truyền bá vào Việt Nam, định hướng cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa
DeleteTruyền thống lịch sử văn hoá của quê hương Nghệ Tĩnh đã có tác động như thế nào tới việc hình thành nhân cách và tâm hồn của chủ tịch Hồ Chí Minh? Mong blog và các bạn đọc sẽ trả lời giúp mình câu hỏi này!
ReplyDeleteNhà nước kiểu mới- Nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân. Dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng vào thực tế như thế nào?
ReplyDeletetrả lời bạn! trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Delete-Đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
-Đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
-Tăng cường kỷ cương phép nước.
-Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật.
-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật.
-Tăng cường hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân các cấp, của các cơ quan và từng đại biểu hội đồng nhân dân.
-Tăng cường đạo đức công vụ của cán bộ, công chức.
Như vậy, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan đối với Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần xác định rằng, đây là sự nghiệp dài lâu của toàn Đảng, toàn dân, bởi vì trong việc này còn ngổn ngang nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Những vấn đề đó không phải dễ gì một sớm một chiều mà giải quyết được. Để đạt tới một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa của nó cần có sự nỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước, sự đầu tư về trí tuệ, sức người, sức của, của toàn xã hội.
trả lời bạn! trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Delete-Đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
-Đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
-Tăng cường kỷ cương phép nước.
-Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật.
-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật.
-Tăng cường hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân các cấp, của các cơ quan và từng đại biểu hội đồng nhân dân.
-Tăng cường đạo đức công vụ của cán bộ, công chức.
Như vậy, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan đối với Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần xác định rằng, đây là sự nghiệp dài lâu của toàn Đảng, toàn dân, bởi vì trong việc này còn ngổn ngang nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Những vấn đề đó không phải dễ gì một sớm một chiều mà giải quyết được. Để đạt tới một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa của nó cần có sự nỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước, sự đầu tư về trí tuệ, sức người, sức của, của toàn xã hội.
Lòng tràn đầy thương nhớ, nhân dân ta hướng về Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã hiến dâng cả cuộc đời cho cách mạng, nêu gương sáng cho thế hệ Việt Nam ngày nay và mai sau.
ReplyDeleteBác Hồ ra đi đã mười sáu năm rồi, nhưng chúng ta vẫn cảm thấy như Người luôn bên cạnh. Người vẫn sống mãi với sự nghiệp cách mạng của chúng ta, với non sông đất nước ta.
Nhân ngày lịch sử vẻ vang này, chúng ta nhìn lại con đường Người đã đi, sự nghiệp Người để lại, tăng thêm lòng tự hào và tin tưởng, tiếp tục thực hiện những điều Người đã chỉ bảo, quyết đem lá cờ bách chiến bách thắng của Người đến đích thắng lợi cuối cùng.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dan tộc được thể hiện như thế nào
ReplyDeleteNgoài những kiến thức trong giáo trình thì em có thể tham khảo thêm ở đây nhé: http://hochiminh.vn/news/Pages/news.aspx?ItemID=433
DeleteChúc em học tốt!
Bài viết rất hay. Cảm ơn tác giả nhiều ạ.
ReplyDeleteMuốn Việt Nam trở thành nhà nước pháp quyền do dân,vì dân thì cần phải giải quyết vấn đề cấp bách là sự suy thoái về đạo đức và lối sống của cán bộ đảng viên.
ReplyDeleteMuốn Việt Nam trở thành nhà nước pháp quyền do dân,vì dân thì cần phải giải quyết vấn đề cấp bách là sự suy thoái về đạo đức và lối sống của cán bộ đảng viên.
ReplyDeleteHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là mục tiêu mà mọi cán bộ chiến sĩ công an nhân dân chúng ta phải hướng tới và noi theo gương bác
ReplyDeleteHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là mục tiêu mà mọi cán bộ chiến sĩ công an nhân dân chúng ta phải hướng tới và noi theo gương bác
ReplyDeleteChu tich Ho Chi Minh la mot con nguoi vi dai, ca cuoc doi nguoi da cong hien cho nhan dan va dat nuoc. Bac se song mai toan the nhan dan Viet Nam.
ReplyDeleteBÁC quả là một con người vĩ đại, đi trước thời đại rất xa, đã chỉ ra đường lối đổi mới chính xác và hoàn thiện,giúp đất nước ta đi từ khó khăn nghèo nàn đến giàu có văn minh, thực sự chúng con rất cảm ơn và đời đời nhớ ơn Bác. Chúng con sẽ cố gắng học tập tốt để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh
ReplyDeleteE co thac mac la vi sao sau khi Bac mat tai sao khong dua Bac ve voi que huong Nghệ An.
ReplyDeleteCon người Bác thật là vĩ đại.
ReplyDeletecảm ơn thầy cô đã tổ chức buổi thực tế bổ ích.Nó dã nêu cao tinh thần ý thức mỗi chúng ta và dã tạo kiến thức tốt cho chúng ta về lịch sử...
ReplyDeletebài học về bác đã giúp chúng ta hiểu thêm về con người bác.một nhà chính trị vĩ đại,vì nước vì dân...cuộc đời và sự nghiệp bác khiến chúng ta tự hào hơn về lãnh tụ dân tộc,một người đặt lợi ích chung của dân tộc lên hàng đầu..
ReplyDelete