Khoảng cuối năm 1951, trong một lần đến thăm và nói chuyện với học viên lớp chính trị của quân đội ở Việt Bắc. Bác bảo anh Phương – chồng tôi là cán bộ phụ trách lớp.
- Chiều nay, chú cho Bác ăn bữa cơm, vì nói chuyện xong, tối, Bác còn phải đi họp với một chi bộ ở Định Hóa.
- Bấy giờ tôi cũng làm văn thư ở Hiệu bộ, nên anh Phương cử người nhắn tôi chuẩn bị.
Công việc của Bác xong xuôi, Bác về đến cơ quan thì cơm nước cũng đã sẵn sàng. Sinh hoạt ở rừng còn thiếu thốn, kham khổ. Anh em muốn “bồi dưỡng” cho Bác, để Bác khỏe, nhưng lại sợ. Nhưng rồi cũng quyết định thịt một con gà “tăng gia” kiếm ít măng rừng làm cơm mời Bác.
Bác ngồi vào bàn ăn, bảo anh Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp), hai vợ chồng tôi và đồng chí cảnh vệ cùng ăn. Tôi cứ một mực từ chối:
- Thưa Bác cháu ăn rồi. Mời Bác và các anh, các chú xơi cơm đi…
Mãi sau, Bác mới đồng ý và bắt đầu dùng cơm. Vào bữa cơm Bác nói:
- Cô cho Bác xin quả ớt.
Tôi ngại quá, bèn nói thật:
- Thưa Bác, chúng cháu sợ Bác ăn ớt có hại sức khỏe nên không dám cho vào măng nấu ạ.
Bác quay sang anh Phương:
- Chắc chú lệnh cho cô văn thư chứ gì. Thế là chú quan liêu rồi…
Anh Văn chỉ tủm tỉm cười nói thêm:
- Ớt là “vi-ta-min-ơ” của Bác đấy.
Bữa cơm của Chủ tịch nước giản dị, vui vẻ, thân mật như bữa cơm trong một gia đình ấm cúng.
Cơm nước xong Bác hỏi tôi:
- Cô thư ký được mấy cháu, tên là gì?
Anh Phương đỡ lời tôi:
- Thưa Bác, được ba cháu gái đặt tên là Thu Thủy, Thu Thảo, Thu Vân.
Bác cười hiền từ, nói:
- Tôi có hỏi chú đâu! Sao đặt tên “văn chương” thế!
Gọi là “Thu Ngô, Thu Khoai, Thu Sắn” có hay không?
Mọi người cùng cười vui vì biết Bác liên hệ với phong trào tăng gia sản xuất, trồng thêm màu ngô, khoai, sắn… sản xuất nhiều lương thực đóng thuế nông nghiệp, nuôi bộ đội đánh giặc, mà Chính phủ mới phát động.
Lát sau, Bác lại bảo:
- Bác nói vui thế thôi. Những cái tên Việt Nam ấy rất đẹp.
Chưa kịp nghỉ ngơi, Bác đã chuẩn bị lên đường, Bác đeo balô đi trước, hai đồng chí cảnh vệ, anh Văn tiếp bước sau Bác. Mới đông mà sương chiều Việt Bắc đã xuống rất nhanh tụ thành những đám mây lụa mỏng trắng bìa rừng.
Chúng tôi nhìn theo Bác, ung dung, khoan thai như đi dạo cảnh thiên nhiên hùng vĩ, ngỡ ngàng như vừa được qua một giấc mơ đẹp trong một bữa cơm gia đình.
Quang Tùng sưu tầm và giới thiệu
Có 1 tò mò nho nhỏ. Có ai biết lí do Bác lại không lập gia đình không??? ^^
ReplyDeleteBác Không lập gia đình là Bác luôn dành hết thời gian cho công việc, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Khi người thân Bác mất Bác không có thời gian về viếng, khi trước phút lâm chung Bác còn nghĩ đến đồng bào, sợ đồng bào bị lụt, Bác mất ngày 2-9 nhưng Bác muốn báo ngày 3-9 để cho nhân dân một ngày quốc khánh. Bác không lập gia đình là vì tất cả thời gian Bác đều chăm chỉ làm việc để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Bác Hồ - một vị lãnh tụ vĩ đại
DeleteThis comment has been removed by the author.
DeleteCó 1 tò mò nho nhỏ. Có ai biết lí do Bác lại không lập gia đình không??? ^^
ReplyDeleteCâu truyện rất hay.
ReplyDelete