I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
Trong một bối cảnh thế
giới đặc biệt năm 1990 kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khóa họp
Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Paris (20/10 – 20/11/1987) đã thông qua Nghị
quyết 24C/18.65 tôn vinh Chủ tịch HCM là Anh hùng giải
phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất với nội dung: “Chủ tịch HCM
là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả dân tộc, đã cống hiến
trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu
tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
Lịch sử Việt Nam có nhiều
anh hùng giải phóng dân tộc, nhưng không phải ai cũng được tôn vinh là nhà văn hóa
kiệt xuất. HCM được
thế giới thừa nhận là Nhà văn hoá kiệt xuất bằng cả một sự nghiệp VH đồ sộ mà
Người đã cống hiến cho dân tộc và nhân loại:
Trước hết, Chủ tịch HCM là người
khởi xướng phong trào đấu tranh chống CNTD, CNĐQ, giải phóng các dân tộc thuộc
địa, giành lại độc lập tự do. Đó không chỉ là sự nghiệp chính trị phi thường mà
còn là một sự nghiệp VH cao cả. Cách đây 45 năm, các nước thuộc địa trên thế
giới còn đang chìm trong đêm dài nô lệ, chưa có nước nào giành được độc lập thì
nước VN do Chủ tịch HCM lãnh đạo đã dám đương đầu với một nước có nhiều thuộc
địa và giành được thắng lợi, mở đầu cho thời kỳ GPDT.
Thứ hai, Người đã sớm
thấy vai trò và sức mạnh của VH, sớm đưa VH vào chiến lược phát triển của đất
nước.
+ Giành được độc lập rồi,
HCM đã nâng dân tộc mình lên một tầm cao VH mới. Người đề nghị mở ngay chiến
dịch chống giặc dốt. Người xem dốt nát cũng là một thứ giặc, xem thói quen và
truyền thống lạc hậu cũng là một loại kẻ thù. Người nói “một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu”. Trong khi đó LHQ vào đầu thập niên 90 mới đề ra chiến lược xóa
nạn mù chữ. Đây là nguyên thủ của một quốc gia nhỏ mà đã có tầm nhìn dự báo
chiến lược, đã thấy được dân còn đói, dân còn dốt thì nguy cơ mất nước còn bị
đe dọa.
+ Người phát động phong
trào Đời sống mới, xây dựng và phát triển
những thuần phong mỹ tục mới trong nhân dân; mỗi ngành, mỗi giới đều có phong
trào riêng của mình. Công lao to lớn của Chủ tịch HCM là Người đã đưa VH vào
trong quần chúng, tác động như một thứ sức mạnh vật chất, biến đổi, cải tạo con
người.
Thứ ba, HCM là người đầu
tiên đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào VN, lấy đó làm thế giới quan và phương pháp
luận cho việc xây dựng nền văn hóa mới VN.
Thứ tư, Bản thân
Người là một nhà hoạt động và sáng tạo văn hóa lớn.
+ HCM là biểu tượng của
sự kết hợp hài hòa tinh hoa VH dân tộc và VH nhân loại. Từ nhỏ Người đã tiếp
thu một nền VH dân tộc và phương Đông sâu sắc. Trên đường học tập và nghiên
cứu, Người đã từng bước hấp thụ VH nhân đạo và dân chủ của phương Tây, đặc biệt
là tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái của VH Pháp. Và cũng chính trí tuệ siêu
việt và vốn VH rộng lớn đã dẫn Người đến với CNML, đỉnh cao và kết tinh thành
tựu VH của loài người. Trải qua mấy chục năm học tập và rèn luyện, HCM đã từng
bước vươn lên tầm cao của trí tuệ thời đại để từ đó vận dụng và phát triển,
sáng tạo và đổi mới đóng góp vào kho tàng VH thế giới những giá trị đặc sắc, in
đậm dấu ấn VN – HCM
+ Bản thân HCM là nhà
thơ, nhà văn, nhà báo CM vĩ đại, là một bậc thầy của báo chí CMVN. Chính Người
đã sáng lập và là linh hồn của nhiều tờ báo vô sản đầu tiên ở nước ta. Những
bài báo ngắn gọn của Người đã góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức, truyền
bá CNML, lên án CNTD, chỉ đạo phong trào CM ở thuộc địa.
Thứ năm, Người còn là mẫu mực của tinh thần
khoan dung VH. Người nhắc nhở phải giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp, bản
sắc VH dân tộc nhưng không tự bó mình trong CNDT hẹp hòi, thiển cận mà kêu gọi
phải ra sức nghiên cứu, học hỏi tinh hoa VH nhân loại xưa và nay. Người từng
thừa nhận mình là học trò của Mác, Jesu, Tôn Dật Tiên, Khổng Tử vì các vị ấy
đều có điểm chung giống nhau là mưu cầu hạnh phúc cho loài người…” Đối với tôn
giáo, Người thành thật tôn trọng đức tin của người có đạo, khẳng định lý tưởng
cao đẹp và những giá trị nhân bản của các vị sáng lập ra các tôn giáo đó, không
hề bài bác hay phủ định mà khéo hướng lý tưởng của các tôn giáo vào phục vụ sự
nghiệp GPDT và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.
Thứ sáu, HCM là nhà VH kiệt xuất vì Người
còn là hiện thân rực rỡ của VH hòa bình, của đường lối ngoại giao hòa bình,
luôn luôn chủ trương giải quyết mọi tranh chấp, xung đột bằng thương lượng, đối
thoại với thái độ hiểu biết và nhân nhượng lẫn nhau.
Thế giới ngày nay là thế
giới đối thoại, tránh đối đầu thì HCM đã có tư tưởng đó từ năm 1946. Thật vậy,
khi muốn quân Tưởng rút khỏi nước ta (lúc đó ta chưa đủ mạnh), ta đã đúc một
tượng người bằng vàng nặng 54kg để tặng cho viên tướng cầm quân Tưởng, trong
lúc Tuần lễ vàng ta chỉ thu được 375kg vàng. Khi Tưởng rút quân, để cố tránh
cuộc chiến tranh Pháp – Việt, Người đã lên đường sang Pháp 4 tháng để đối thoại
(30/5-20/10/1946)
Từ năm 1923, nhà thơ
Xôviết Ôxip Menđenstam đã ghi lại nhận xét về người thanh niên Nguyễn Ái Quốc
lúc đó: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu
châu, mà có lẽ một nền văn hóa tương lai”
Như đồng chí Phạm Văn
Đồng khẳng định: “TTHCM là một kho tàng đầy của báu, là di sản chứa đựng bao
giá trị, giá trị đó, nói cho cùng, là giá trị VH mà chúng ta khai thác chưa
được bao nhiêu”.
1. Khái niệm văn
hóa theo tư tưởng
Hồ Chí Minh
a. Quan niệm của Hồ
Chí Minh về văn hoá
Bằng những cách tiếp cận
khác nhau gắn với nhiều chiều cạnh của cuộc sống, từ tác giả E.B.Tylor (Văn hóa nguyên thủy, London, 1871) đến
UNESCO (Tuyên bố về những chính sách VH tại hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì
tại Mêhicô 8/1982) đã có hàng trăm định nghĩa về VH, phản ánh VH hữu thể và VH
vô hình. Có thể hiểu VH theo nghĩa rộng, phức thể nhiều mặt; là giá trị vật
chất và tinh thần, khắc họa bản sắc, tạo nên đặc trưng riêng của cộng đồng; VH
là hiểu biết, ứng xử gắn với từng lĩnh vực (VH văn nghệ, VH giáo dục, VH pháp
luật…) hẹp hơn nữa có ý kiến đồng nghĩa VH với học vấn.
VH là phạm trù chỉ toàn
bộ đời sống con người trong quan hệ giữa con người với con người và giữa con
người với thiên nhiên. Quan hệ đó đã kết tinh trong các giá trị (vật chất và
tinh thần), năng lực hoạt động của con người (trong phương thức sống, trong
năng lực chiếm lĩnh thế giới và khả năng hóa thân vào sản phẩm do mình tạo ra)
và trình độ phát triển của chính bản thân con người (hoàn thiện phẩm chất, nhân
cách, trình độ người). VH giúp cho con người tự hoàn thiện, khắc họa bản sắc,
tính cách riêng của một cộng đồng, có tầm quan trọng và ý nghĩa cách mạng sâu
xa đối với vận mệnh của loài người.
Trong TTHCM, Kniem văn hóa được hiểu theo cả ba
nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp
-
Theo nghĩa rộng
Năm 1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới
Thạch, Ở Mục đọc sách trong phần cuối tập Nhật ký trong tù, lần
đầu tiên HCM đưa ra định nghĩa của mình về VH.
Người không đứng trên tư cách của nhà chính luận bàn về VH, song từ thực tế sự trải nghiệm hoạt động cách mạng cứu nước của mình,
Người đã đưa ra cách hiểu vấn đề VH khá giản dị, nhưng lại súc tích và sâu sắc. Điều đặc biệt là định nghĩa
của HCM có rất nhiều điểm gần với quan niệm hiện đại của UNESCO cũng như nhiều nước
trên thế giới khẳng định VH vừa
là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển
“Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Với
định nghĩa này, HCM đã khẳng định VH bao gồm toàn bộ
những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra nhằm đáp ứng
sự sinh tồn và cũng là mục đích của cuộc sống loài người
- Theo nghĩa hẹp, văn hóa
là những giá trị tinh thần. Trong bài viết trên báo Cứu quốc (8/45). Người
viết: Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng
phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhưng
văn hóa là một kiến trúc thượng tầng.
- Theo nghĩa rất hẹp: Văn hóa
chỉ đơn giản là trình độ học vấn của con người, được đánh giá bằng cấp học phổ
thông, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người “phải đi học văn hóa”,
phải xóa mù chữ
b. Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới
Cùng
với việc đưa ra định nghĩa về VH, HCM còn đưa ra Năm điểm lớn
định hướng cho việc xây dựng nền VH dân tộc
“1. Xây dựng tâm lý:
tinh thần độc lập tự cường
2. Xây dựng luân lý:
biết hi sinh mình, làm lợi cho quần chúng
3. Xây dựng XH: mọi sự
nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong XH
4. Xây dựng chính trị:
dân quyền
Như
vậy ngay từ rất sớm, HCM đã quan tâm đến VH, thấy rõ vai trò,
vị trí VH trong đời sống xã
hội. Điều này cắt nghĩa tại sao ngay sau khi giành được độc lập, HCM đã bắt tay
ngay vào việc xây dựng, kiến tạo một nền VH mới ở VN trên tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, xã hội, đạo
đức đến tâm lý con người, đã sớm đưa VH vào chiến lược phát triển đất nước.
2. Quan điểm của Hồ
Chí Minh về các vấn đề chung của văn
hóa
a. Quan điểm về vị trí và vai trò của văn
hóa trong đời sống xã hội
- Văn
hóa là đời sống tinh thần
của xã hội, thuộc kiến trúc thượng
tầng
Từ sau cách mạng tháng
Tám, VH đã được Người xác định là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến
trúc thượng tầng của xã hội. VH được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã
hội tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội. Tinh thần đó đã được thể
hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991): “Xây dựng nền văn hóa
mới, tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng”.
+ Trong quan hệ với KT: Xây dựng KT để tạo điều kiện cho việc
xây dựng và phát triển VH
HCM chỉ rõ kinh tế là
thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng VH. Từ đó, Người đưa ra
luận điểm phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều
kiện xây dựng và phát triển VH. Người viết: “…Văn hóa là một kiến trúc thượng
tầng; nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết
được và có đủ điều kiện phát triển được”
Như vậy, vấn đề đặt ra ở
đây là kinh tế phải đi trước một bước. Người viết: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã
hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa
và kinh tế. Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo, vì thế kinh tế phải đi
trước”.
+ Trong quan hệ với chính trị, xã hội: Chính trị, xã hội có
được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường
cho VH phát triển.
Khi cả đất nước và dân
tộc còn bị nô lệ thì VH cũng cùng chung số phận nô lệ, tuyệt đại đa số nhân dân
bị đầy đọa trong vòng tối tăm, dốt nát. Vì vậy, có những nhà yêu nước chủ
trương trước hết phải khai dân trí, phải nâng cao trình độ VH của nhân dân, sau
đó mới tính đến chuyện giành độc lập tự do cho đất nước và dân tộc. Đường lối
cải lương đó đã hoàn toàn bị thất bại.
Khi chuẩn bị cuộc CMVS ở
nước Nga, vấn đề cũng được đặt ra tương tự như vậy. Có người cho rằng cần phải
nâng cao trình độ VH của nhân dân Nga lên trước, rồi sau mới làm cách mạng
chính trị. Lênin đã trả lời: Tại sao không làm cách mạng chính trị trước để sau
đó có điều kiện thuận lợi nâng cao trình độ VH của người dân Nga? Quan điểm của
Lênin đã được thực tiễn cách mạng tháng 10 Nga chứng minh là hoàn toàn đúng đắn
Lãnh đạo nhân dân đi theo
con đường CMVS, HCM đã vạch ra một đường lối mới: Để VH phát triển tự do phải
làm cách mạng chính trị trước. Ở VN, tiến hành cách mạng chính trị thực chất là
tiến hành cuộc CMGPDT để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã
hội, từ đó giải phóng VH mở đường cho VH phát triển.
Người nói: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế
ấy…Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ, bị kìm hãm, không
thể phát triển lên được”.
Ý tưởng trên đây đã được Người
nhắc nhở những trí thức trong nhóm“Tri
Tân” ngay sau khi đất nước mới giành được độc lập. Nhà nghiên cứu văn học
Nguyễn Tường Phượng – đại diện cho nhóm này đã kể lại trong hồi ký của mình:
Ngày 13/9/1945, ông thay
mặt cho nhóm đến chào Chủ tịch, Người đã tiếp ông một cách ấm cúng, thân tình.
Ông Phượng đã mạnh dạn hỏi Người rằng “Tri
Tân” có nên xu hướng chính trị không, Hồ Chủ tịch đã ân cần trả lời: “Văn
hóa với chính trị có quan hệ mật thiết với nhau, có chính trị mới có văn hóa,
chính trị bị đàn áp thì văn hóa cũng bị đàn áp, nền văn hóa của đất nước vì thế
cũng không nảy nở được… “Tri Tân” tức
là phải có chính trị, dân ta bao năm bị đàn áp ngày nay cần phải có một nền văn
hóa mới”
Năm 1948, khi đất nước
đang ở giai đoạn tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm
lược, Hội nghị VH toàn quốc lần thứ II
khai mạc, HCM lại có bức thư quan trọng gửi cho các đại biểu nêu rõ trong lúc
này chúng ta cần phải xây đắp một nền VH kháng chiến kiến quốc thiết thực và
rộng rãi để giúp sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của toàn dân.
- VH không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và
thúc đẩy sự phát triển của kinh tế
HCM quan niệm
trong quá trình phát triển có bốn vấn đề quan trọng ngang nhau là: KT, CT, XH,
VH. Cho nên sự phát triển VH cũng phải gắn liền với các lĩnh vực khác (văn hoá cũng
như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài, mà phải đứng trong kinh tế và
chính trị )
Đứng trên quan
điểm lập trường của CNML, HCM không nhấn mạnh một chiều sự phụ thuộc của VH vào
kinh tế, chờ cho kinh tế phát triển xong rồi mới phát triển VH. Người cho rằng,
VH có tính tích cực, chủ động, đóng vai trò to lớn như một động lực thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế và chính trị.
VH phải ở trong
kinh tế và chính trị có nghĩa là VH phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ
chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển KT. Quan điểm này không chỉ định
hướng cho việc xây dựng một nền VH mới ở Việt Nam mà còn định hướng cho mọi
hoạt động VH.
VH phải ở trong
kinh tế và chính trị, điều đó cũng có nghĩa là kinh tế và chính trị cũng phải
có tính VH, điều mà CNXH và thời đại đang đòi hỏi. Ngày nay trong công cuộc xây
dựng CNXH dưới ánh sáng tư tưởng HCM, Đảng ta chủ trương gắn VH với phát triển,
đưa các giá trị VH thấm sâu vào kinh tế và chính trị, làm cho VH thực sự vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hiện
nay chúng ta đang nói đến VH kinh doanh, VH tiếp thị, VH chính trị, VH lãnh
đạo…là đều theo nghĩa ấy.
b. Quan điểm về tính
chất của nền văn hóa
Ngay sau khi nước VNDCCH ra
đời, HCM đã
bắt tay ngay vào việc xây dựng một nền VH mới. Nhiều vấn đề về VH đã được đặt
ra và giải quyết ngay trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng.
Như vậy, sự khác nhau
giữa nền VH mới với nền VH cũ trước hết là ở tính chất cơ bản của nó. Nền VH cũ
mang tính chất nô dịch, ngu dân, đã
đc Hồ Chí Minh phân tích và chỉ ra trong nhiều bài viết, đb là tp Bản án chế độ
thực dân Pháp.
Trong Báo cáo chính trị đọc tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951),
Người khẳng định phải “xây dựng một nền VH VN có tính chất dân tộc, khoa
học và đại chúng”.
Ba tính chất đó của nền VH
mới do Đảng ta và HCM nêu lên đã trở thành tư tưởng chỉ đạo và định hướng phấn
đấu của các nhà VH – nghệ thuật nước ta từ hơn nửa thế kỷ qua đến nay.
- Tính dân tộc của văn hóa là sự thể hiện của chủ nghĩa yêu
nước và tinh thần độc lập tự cường của dân tộc trong lĩnh vực văn hóa.
+ Tính dân tộc của VH là chủ
nghĩa yêu nước và tinh thần độc lập, tự cường của dân tộc trên lĩnh vực VH. Trước
hết nó phải được thể hiện ở nội dung
tuyên truyền cho “lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do” và “tinh thần vì nước
quên mình” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói.
+ Tính dân tộc của VH đòi
hỏi phải thể hiện được cốt cách và tâm
hồn VN, đó là truyền thống cần cù, dũng cảm, thương người… tóm lại là tất
cả những gì cao đẹp trong tâm hồn và tính cách Việt Nam đã được hun đúc trong
suốt hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước
+ Muốn thể hiện được yêu
cầu này, Người đòi hỏi các nhà VH – văn nghệ phải đi sâu vào đời sống nhân dân, am
hiểu lịch sử và truyền thống dân tộc
+ Ngoài ra tính dân tộc
của văn hóa còn được thể hiện ở hình thức
và phương tiện diễn đạt, mỗi dân tộc có một nếp cảm, nếp nghĩ riêng, có
hình thức diễn đạt riêng đi vào lòng người, lay động sâu xa tâm hồn họ. Người
nhắc nhở: “Nhân dân ta có truyền thống kể chuyện ngắn gọn và có duyên. Các chú
phải học cách kể chuyện của nhân dân”
Như vậy, quan điểm của HCM
về tính dân tộc của VH rất toàn diện và sâu sắc từ nội dung đến hình thức diễn
đạt, bản thân Người là biểu tượng của bản sắc, tính cách, tâm hồn dân tộc và là
tấm gương cho các nhà văn hóa – văn nghệ học tập và noi theo.
- Tính KH của VH: phải đấu tranh chống lại những gì trái lại
khoa học, phản tiến bộ; truyền bá tư tưởng triết học mác xít, đấu tranh chống
chủ nghĩa duy tâm, thần bí, mê tín, dị đoan
Bên cạnh việc nhấn mạnh
giá trị truyền thống dân tộc, HCM cũng chỉ rõ trong truyền thống dân tộc có mặt
tích cực và mặt tiêu cực. Một trong những thiếu hụt của VH cổ truyền là chưa
hình thành được tư duy khoa học. Tư duy nông nghiệp là một loại tư duy kinh
nghiệm, không mở đường cho khoa học tự nhiên phát triển, nên tư duy lý luận, khái
niệm khoa học, phương pháp chưa trở thành mặt chủ đạo của ý thức toàn xã hội.
Trong điều kiện đó, các lĩnh vực thần bí, duy tâm có đất để phát triển.
Tính KH của VH đòi hỏi
phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ; phải truyền
bá tư tưởng triết học mác xít, đấu tranh chống CN duy tâm, thần bí, mê tín dị
đoan. Hồ Chí Minh nói: “Nay nước ta đã
được độc lập, tinh thần được giải phóng, cần phải có một nền văn hóa hợp với
khoa học và hợp với cả nguyện vọng của nhân dân”.
Người giao cho ngành giáo
dục phải “dạy bảo các cháu thiếu niên về
KH, kỹ thuật, làm cho các cháu ngay từ nhỏ đã biết yêu KH để mai sau trở thành
những người có thói quen linh hoạt, làm việc theo KH”
Trong việc khôi phục vốn
cũ, chỉ nên khôi phục cái tốt, còn cái gì không tốt thì phải loại dần ra, không
được khôi phục cả đồng bóng, thần thánh.
- Tính đại chúng của văn hóa: đối tượng phục vụ của văn hóa –
nghệ thuật là quần chúng nhân dân
Trước kia, trong XH cũ,
VH nghệ thuật được coi là món ăn tinh thần sang trọng chỉ dành riêng cho một
thiểu số người ăn trên ngồi chốc. Đó là một trong những điều bất công của XH
cũ.
HCM xuất phát từ quan
niệm của CNDVLS: Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất
và tinh thần, sáng tạo VH, do đó họ phải được hưởng thụ các giá trị VH. Do vậy,
VH phải phục vụ đại đa số nhân dân, phải hướng về quần chúng, phản ánh tâm tư,
nguyện vọng, ý chí của nhân dân.
Từ đó, Người đặt vấn đề “Văn hóa phục vụ ai?” và khẳng định VH
phải phục vụ đại đa số nhân dân, phải hướng về đại chúng, phải phản ánh được
tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nd.
Tính đại chúng của VH đòi
hỏi các nhà hoạt động VH phải tăng cường liên hệ với thực tế, đi sâu vào cuộc
sống của nhân dân vừa để tìm hiểu và phản ánh những nỗi lo âu và suy nghĩ, khát
vọng, và đem lại ánh sáng văn hóa đến mọi người, mọi nhà, nhất là các vùng sâu,
vùng xa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn phê bình: “Phải thấy rằng nói chung
văn hóa của ta còn loanh quanh trong thành phố, chỗ dễ ăn chưa đến chỗ đồng bào
Mèo, đồng bào Mán”
Tóm lại, ba tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng hợp lại thành một chỉnh thể thống
nhất, ngày càng thấm sâu vào ý thức sáng tạo của các nhà hoạt động VH, giúp họ
sáng tạo nên những tác phẩm tiêu biểu cho nền VH mới. Dù sau này tính chất của
nền VH mới có sự thay đổi nhất định về cách diễn đạt, nhưng tinh thần cốt lõi
của nó cũng không đi ra ngoài ba tính chất đã được Đảng ta và Hồ Chí Minh nêu
lên từ những ngày đầu dựng nước.
c. Quan điểm về chức năng của văn hóa
Chủ tịch HCM chủ trương
nền VH mới mà chúng ta xây dựng phải lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc
làm cơ sở, tức là muốn nói đến chức năng cao cả của VH: phải góp phần thực hiện
các mục tiêu của dân tộc và cách mạng, nó không được xa đời sống, xa lao động,
biến thành một thứ phù hoa, xa xỉ…nói cách khác, phải thực hiện được các chức
năng cao cả sau đây:
- VH phải khẳng định, nêu cao lý tưởng độc lập, tự chủ góp phần nâng cao tư
tưởng và những tình
cảm cao đẹp của con người
Tại Hội nghị VH toàn quốc
lần thứ nhất, khai mạc vào cuối năm 1946, HCM đã nêu rõ: “VH phải làm thế nào
cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời phải làm cho quốc dân
có tinh thần vì nước quên mình”
Chức năng cao quý nhất
của VH là phải bồi dưỡng, nêu cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho
nhân dân, loại bỏ được những sai lầm và thấp hèn trong tư tưởng, tình cảm của
mỗi người. Bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên và chú ý đến những tư
tưởng, tình cảm lớn chi phối tới đời sống tinh thần của con người và dân tộc. Tư
tưởng và tình cảm cao đẹp đó chính là yêu nước, tự lập, tự cường, sẵn sàng chấp
nhận hi sinh lợi ích riêng vì lợi ích chung của Tổ quốc và của nhân dân.
- Mở rộng
hiểu biết, nâng cao dân trí
Nói đến VH là phải nói
đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, là vốn kiến thức của người dân. Nâng cao
dân trí phải bắt đầu từ biết đọc, biết viết để có thể hiểu biết các lĩnh vực
khác của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, khoa học - kỹ thuật, thực
tiễn VN và thế giới… Vấn đề nâng cao dân trí thực sự chỉ có thể thực hiện sau
khi chính trị được giải phóng, toàn bộ chính quyền đã về tay nhân dân.
Mục tiêu nâng cao dân trí
của VH trong từng giai đoạn cách mạng có thể có những điểm chung và riêng. Song
tất cả đều hướng vào mục tiêu chung là ĐLDT, tạo điều kiện để nhân dân có thể
tham gia sáng tạo và hưởng thụ VH góp phần cùng Đảng “biến một nước dốt nát,
cực khổ thành một nước VH cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc”. Đó
cũng là mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
- Bồi dưỡng
những phẩm chất, phong cách tốt đẹp, lành mạnh để không ngừng hoàn thiện bản thân
Phẩm chất và phong cách
được hình thành từ đạo đức, lối sống, từ thói quen của cá nhân và phong tục tập
quán của cả cộng đồng. Phẩm chất và phong cách thường có mối quan hệ gắn bó với
nhau. Mỗi người thường có nhiều phẩm chất, trong đó có phẩm chất chung và phẩm
chất riêng, tuỳ theo nghề nghiệp và vị trí công tác. Các phẩm chất thường được
thể hiện qua phong cách, tức là lối sinh hoạt, làm việc, lối ứng xử trong đời
sống…Căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, HCM đã đề ra những phẩm chất và phong
cách cần thiết để mỗi người tự tu dưỡng. Đối với cán bộ, đảng viên, Người đặc
biệt quan tâm tới phẩm chất đạo đức – chính trị. Bởi nếu không có những phẩm
chất này thì không thể hoàn thành được những nhiệm vụ cách mạng, không thể biến
lý tưởng thành hiện thực.
Những phẩm chất và phong
cách tốt đẹp làm nên giá trị của con người. VH giúp con người hình thành những
phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh thông qua phân biệt cái
đẹp, lành mạnh với cái xấu xa, hư hỏng, cái tiến bộ với cái bảo thủ, lạc hậu.
Từ đó giúp con người phấn đấu làm cho cái tốt đẹp, lành mạnh ngày càng tăng,
càng nhiều; cái bảo thủ, lạc hậu ngày càng giảm, để vươn tới cái chân, thiện,
mỹ để hoàn thiện bản thân. Với ý nghĩa đó, HCM đã chỉ rõ: Phải làm thế nào cho VH thấm
sâu vào tâm lý quốc dân, nghĩa là VH phải sửa đổi được những tham nhũng, lười
biếng, phù hoa xa xỉ; VH phải soi đường cho quốc dân đi.
* Ngoài ra, Hồ Chí Minh
còn đưa ra quan điểm của mình về giữ gìn bản sắc VH dân tộc đi đôi với hấp thu
tinh hoa VH của thế giới. Năm 1946, Người nói: “VHVN là ảnh hưởng lẫn nhau của VH Đông
phương và Tây phương chung đúc lại”. “Lấy kinh nghiệm tốt của VH xưa và VH nay,
trau dồi cho VH thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân
chủ
Tư duy VH Hồ Chí Minh là
tư duy mở rộng để thâu hóa,nó rất xa lạ với mọi thứ kỳ thị VH. Trong khi chông
P, Người vẫn yêu mến và đề cao VH P, chống Mỹ mà vẫn coi trọng những truyền
thống CMM. Nhà báo Mỹ D.Hallerstam đã nhận xét: “Cụ Hồ Chí Minh chẳng những đã giải phóng đất nước mình, đã thay đổi
chiều hướng chế độ thuộc địa ở Châu Á và Châu Phi mà Cụ còn làm được một việc
đáng chú ý hơn: Cụ đã sử dụng cả nền VH và tâm hồn của kẻ thù để chiến thắng”
Nhưng học tập, tiếp thu
tinh hoa VH nhân loại ko có nghĩa là bê nguyên xi mà phải học tập một cách sáng
tạo chứ không nên chạy theo sau thiên hạ một cách kệch cỡm mà phải tự chiếm
lĩnh tầm cao của tinh hoa VH nhân loại mà vươn lên cao hơn, bằng thành tựu của
mình mà đóng góp vào sự phong phú của kho tàng VH nhân loại. Để đạt được y/cầu
đó, Người đòi hỏi phải có kiến thức, phải chịu khó học hỏi, mở rộng kiến thức
của mình về VH thế giới
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa
a. Văn
hóa giáo dục
- Nền giáo dục Phong
kiến của Việt Nam trước đây là nền giáo dục từ chương, kinh viện, xa rời thực
tế, coi kinh sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức, mẫu người của nền
giáo dục phong kiến hướng tới là quân tử, bậc trượng phu. Phụ nữ bị tước quyền
học vấn.
- Nền GD thực
dân là nền GD ngu dân để trị, không phải để mở mang trí tuệ và phát triển tư
tưởng cho dân mà trái lại làm cho họ đần độn thêm. Đó là một nền giáo dục đồi
bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát (rượu, thuốc phiện). Nó chỉ dạy cho
họ một lòng trung thực giả dối, dạy cho họ chỉ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn
mình, dạy cho thanh niên yêu tổ quốc không phải tổ quốc của mình… Mục đích của
nó nhằm đào tạo ra những người phục vụ cho chính quyền thực dân.
Sau khi giành
được chính quyền, việc xây dựng một nền giáo dục mới đã chính thức được đặt ra
như là một trong những nhiệm vụ chiến lược lâu dài và cấp bách: “Chúng ta có
nhiệm vụ cấp bách là giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân
tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc
xứng đáng với nước Việt Nam độc lập” “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”
Để xây dựng một
nền VH GD của nước VN độc lập, HCM đã nêu ra nhiều quan điểm rất quan trọng,
những quan điểm ấy được Người nêu ra cùng với thực tiễn phát triển nền VHGD của
nước ta, định hướng cho VHGD phát triển đúng đắn và giành được những thành tựu
to lớn. Nền VH GD mới ra đời trong CM và phát triển trong hai cuộc kháng chiến
lâu dài, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của HCM và Đảng ta thực sự là niềm tự hào
của nhân dân ta.
- Mục tiêu của văn hóa giáo dục: Thực hiên ba chức năng của VH bằng giáo dục thông qua dạy và
học:
1. Bồi dưỡng tư tưởng và tình cảm cách mạng
2. Nâng cao dân trí
3. Xây
dựng những phẩm chất tốt đẹp cho con người
- Nội dung giáo dục toàn diện
+ Giáo dục toàn diện, khoa học, phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn của
đất nước, vừa đáp ứng những nhiệm vụ trước mắt. Giáo dục phải bao gồm cả VH,
chuyên môn, chính trị, đạo đức, kỹ thuật
+ Học không phải chạy theo bằng
cấp mà phải học thực: “Học để làm việc, để làm người, rồi làm cán bộ”. Giáo dục
đào tạo những lớp người kế tục sự nghiệp
cách mạng, xây dựng đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
- Phương châm, phương
pháp giáo dục
+ Giáo dục gắn
với thực tiễn, học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, học tập
kết hợp với lao động
+ Học ở mọi nơi,
mọi lúc, mọi người, học suốt đời, coi trọng tự học, tự đào tạo: “Không chỉ ở tại trường, có lên lớp mới học
tập, tu dướng, rèn luyện và tự cải tạo được. Trong mọi hoạt động cách mạng
chúng ta đều có thể và đều phải học tập tự cải tạo”.
- Về đội ngũ giáo viên:
+ Phải quan tâm
xây dựng, bồi dưỡng được đội ngũ giáo viên có đạo đức cách mạng, yêu nghề, yên
tâm công tác, giỏi về chuyên môn, thuần thục về phương pháp
+ Mỗi giáo viên
phải là một tấm gương sáng về đạo đức,
về học tập. “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” để chỉ rõ học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học.
b. Văn
hóa văn nghệ
Văn nghệ (bao gồm văn học
và nghệ thuật) là biểu hiện tập trung nhất của nền VH, là đỉnh cao của đời sống
tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Hồ Chí Minh không chỉ là người khai
sinh ra nền văn nghệ cách mạng ở Việt Nam mà còn là một chiến sỹ tiền phong
trong sáng tạo văn nghệ. Trong quá trình chỉ đạo xây dựng nền văn nghệ cách
mạng, Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều quan điểm lớn. Chủ yếu là ba quan điểm sau:
- Văn hóa - văn nghệ là
một
mặt trận, nghệ sĩ là
chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ
là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng.
+ Quan điểm về mặt trận văn hóa
Trong lịch sử dân tộc, từ
Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu đến các nhà cách mạng hiện đại đã biết dùng VH đánh
giặc. Ra đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh tiếp
tục khai thác, phát triển nét đẹp truyền thống đó của dân tộc. Từ những năm 20,
Người đã dùng ngòi bút để tố cáo tội ác thực dân, thức tỉnh, định hướng nhân
dân đi theo con đường cách mạng vô sản. từ những năm 30 trở đi, Người đã dùng
sức mạnh VH trong sự nghiệp GPDT và xây dựng xã hội mới
Hồ Chí Minh khẳng định VH
là một mặt trận, tức là khẳng định vai trò, vị trí của văn hóa – văn nghệ trong
sự nghiệp cách mạng, coi mặt trận VH cũng có tầm quan trọng như mặt trận quân
sự, chính trị, kinh tế. Nó có mặt trong mọi công tác cách mạng theo tinh thần
“văn hóa kháng chiến”. Mặt trận VH là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực VH,
nói ngắn gọn là cuộc cách mạng tư tưởng – văn hóa
Ở một tầm nhìn sâu xa
hơn, Hồ Chí Minh còn coi mặt trận VH như một “cuộc chiến khổng lồ” giữa chính
và tà, giữa cách mạng và phản cách mạng. Truyền thống lạc hậu, thói hư tật xấu
cũng là kẻ địch. Mà thắng nghèo nàn, lạc hậu còn khó hơn thắng đế quốc và phong
kiến. Cuộc chiến đó sẽ rất quyết liệt, rất lâu dài, song rất vẻ vang.
Nội dung của đấu tranh
trên mặt trận VH rất phong phú, đa dạng, mà cốt lõi là khẳng định và nhấn mạnh
hệ tư tưởng của nền VH mới, bao gồm tư tưởng về chính trị, triết học, đạo đức,
nghệ thuật. Phải làm cho thế giới quan
Mác - Lênin chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Mọi
hoạt động VH phải làm nổi bật chủ đề ĐLDT
và CNXH
+ Quan điểm về chiến sỹ văn hóa.
Có mặt trận thì phải có
chiến sỹ. Chiến sỹ ở đây là những người hoạt động trên mặt trận VH – tư tưởng. Người
nghệ sỹ là chiến sỹ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí đấu tranh.
Trước khi giành được
chính quyền, văn nghệ có nhiệm vụ thức tỉnh quần chúng, tập hợp lực lượng, cổ
vũ cho thắng lợi tất yếu của cách mạng. Sau khi có chính quyền , văn nghệ phải
tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ mới, xây dựng con người mới. Mặt trận văn
nghệ lúc này còn cam go, quyết liệt hơn, bởi thắng đế quốc thực dân đã khó,
thắng nghèo nàn lạc hậu còn khó hơn nhiều.
Để hoàn thành nhiệm vụ vẻ
vang đó, Hồ Chí Minh yêu cầu chiến sỹ VH phải có trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức
cách mạng, chuyên môn, nghiệp vụ sâu để tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh
cách mạng, chống mọi kẻ thù. Trong cuộc đấu tranh GPDT, giành độc lập dân tộc,
kẻ thù là bọn thực dân đế quốc, phong kiến tay sai. Khi xây dựng xã hội mới thì
phải tập trung vào kẻ thù tư tưởng, thói quen truyền thống lạc hậu.
Người chiến sỹ VH phải
biết quý trọng, giữ gìn, khai thác, phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha
ông, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; tham gia vào cuộc đấu tranh chung của
nhân dân tiến bộ trên thế giới chống các thế lực thù địch và trở lực trên con
đường tiến lên thế giới văn minh, vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ thế giới.
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nói: “chiến sỹ nghệ thuật phải có lập trường vững, tư tưởng đúng…đặt lợi ích
của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết”.
- Văn nghệ phải gắn với
thực
tiễn của đời sống nhân dân
Thực tiễn đời sống của
nhân dân rất phong phú, bao gồm thực tiễn lao động sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt
và xây dựng đời sống mới. Đây là nguồn nhựa sống, là sinh khí và là chất liệu
vô tận cho văn nghệ sáng tác. Từ thực tiễn đó, bằng tài năng sáng tạo và tinh
thần nhân văn của mình, văn nghệ sỹ có thể nhào nặn, thăng hoa, hư cấu, tạo nên
những tác phẩm nghệ thuật trường tồn cùng dân tộc và nhân loại.
Để làm được như vậy, HCM
yêu cầu các văn nghệ sỹ phải “thật hoà mình vào quần chúng”, phải “từ trong
quần chúng ra, trở về nơi quần chúng, phải “liên hệ và đi sâu vào đời sống của
nhân dân” để hiểu
thấu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, học tập nhân dân và “miêu tả
cho hay, cho chân thật và hùng hồn” thực tiễn đời sống của nhân dân. Bởi vì,
nhân dân không chỉ là người sáng tạo ra mọi của cải, vật chất và tinh thần. Họ
còn là người hưởng thụ và đánh giá các tác phẩm văn học - nghệ thuật một cách
trung thực, khách quan và chính xác nhất.
Quần chúng nhân dân gồm
nhiều giai cấp, tầng lớp, nghề nghiệp, trình độ học vấn khác nhau vì vậy hoạt
động VH phải phù hợp với mọi trình độ, lứa tuổi, nghề nghiệp, địa bàn…Bao giờ
cũng phải tư duy và trả lời được 4 câu hỏi Viết
cho ai? Viết cái gì? Viết nhằm mục đích gì? Và viết như thế nào.
- Phải có những tác
phẩm
văn nghệ xứng
đáng với thời đại mới của đất
nước và DT
Mục tiêu của văn nghệ là
phục vụ quần chúng. Để thực hiện mục tiêu này, các tác phẩm văn nghệ phải đạt
tới sự thống nhất hài hòa giữa nội dung và hình thức. Người nói: “Quần chúng
mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong
sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem. Xem rồi thì có bổ ích”.
Đó là một tác phẩm hay.
Một tác phẩm hay là tác
phẩm diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, ai đọc cũng hiểu được và khi đọc xong
phải suy ngẫm. Tác phẩm đó phải kế thừa được những tinh hoa văn hóa dân tộc,
mang được hơi thở của thời đại, vừa phản ánh chân thật những gì đã có trong đời
sống, vừa phê phán cái dở, cái xấu, cái sai, hướng nhân dân tới cái chân, thiện, mỹ, vươn tới cái lý
tưởng – đó chính là sự phản ánh có tính hướng đích của văn nghệ. Để thực hiện
tính hướng đích này, các tác phẩm văn nghệ phải chân thực về nội dung, đa dạng,
phong phú về hình thức và thể loại. Chính sự phong phú, đa dạng về hình thức và
thể loại này đã mở ra con đường sáng tạo không giới hạn các văn nghệ sỹ.
Xem những bức tranh trong
triển lãm VH tại HN cuối năm 1945, Người có nhận xét: chất mơ mộng quá nhiều mà
các chất thật của sự sinh hoạt rất ít
c. Văn hóa đời sống
Tháng 1/1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào xây dựng Đời sống mới.
4/1946, ký sắc
lệnh thành lập Ủy ban Trung ương vận động
Đời sống mới
3/1947, Người viết cuốn sách Đời sống mới để hướng dẫn việc xây dựng
đời sống mới trong các tầng lớp nhân dân, trong toàn xã hội.
Như vậy là việc
xây dựng đời sống mới đã được Hồ Chí Minh nêu ra từ rất sớm, khi vấn đề lối
sống, nếp sống, phong cách, chất lượng sống…hầu như chưa được bàn đến một cách
rộng rãi ở các nước. Cuộc vận động đã có ý nghĩa quan trọng trong việc thực
hiện chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc tạo nên những biến chuyển to lớn
trong đời sống VH của nhân dân ta
Khái niệm đời
sống mới được HCM nêu bao gồm: Đạo đức
mới, lối sống mới và nếp sống mới, giữa chúng có quan hệ mật thiết với
nhau.
+ Đạo đức mới: là vấn đề chủ yếu “Thực hành đời sống mới là cần,
kiệm, liêm, chính” “nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ
bại, biến thành sâu mọt của dân” “nêu cao và thực hành cần, kiệm, liêm, chính
tức là nhen lửa cho đời sống mới ”
+ Lối sống mới: là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoá
truyền thống với tinh hoa văn hoá nhân loại.
Xây dựng lối sống
mới, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải: sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông
trong đời sống của mọi người, tức là “sửa
đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc”. Đó là 5 cách
phải sửa đổi không chỉ với mỗi người mà cả cộng đồng.
Xây dựng lối
sống mới hoàn toàn không phụ thuộc vào phương tiện sống nhiều hay ít, giản đơn
hay hiện đại, mức sống cao hay thấp mà là ở chất
văn hóa của lối sống. Theo Người, phải xây dựng cách sống khiêm tốn, giản
dị, chừng mực, ngăn nắp, hợp vệ sinh, yêu lao động, biết quý trọng thời gian,
trong quan hệ với bạn bè, đồng chí thì cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị, đối
với mình thì chặt chẽ, đối với người thì khoan dung, độ lượng. Làm việc thì
quần chúng, tập thể dân chủ, khoa học
Làm chủ tịch nước, Người vẫn nhà gỗ đơn sơ, quần áo vải. Người cho rằng:
“Cách ăn mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ lượt thượt, xa xỉ, lòe
loẹt”. Không phải Người phủ nhận nhu cầu chính đáng của mỗi người trong việc
cải thiện và nâng cao các điều kiện sinh hoạt ăn, mặc, ở của mình ngày càng tốt
hơn, mà: Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời,
đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn
riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp, như vậy không có đạo đức
+ Nếp sống mới: Đó là nếp sống văn minh, kế thừa truyền thống DT, thuần phong mĩ tục.
Quá trình làm
cho lối sống mới dần dần trở thành nền nếp, thói quen, ổn định ở mỗi người,
thành phong tục tập quán của cả tập thể, cộng đồng thì đó là nếp sống mới, nếp
sống VH.
HCM dạy chúng ta
chẳng những cần kế thừa mà còn phải phát triển những thuần phong mỹ tục, đồng
thời phải biết cải tạo những phong tục tập quán cũ lạc hậu; bổ sung những cái
mới tiến bộ mà trước chưa có. Người khuyến cáo: “Thói quen rất khó đổi. Cái tốt
mà lạ, người ta có thể cho là xấu. Cái xấu mà quen người ta có thể cho là
thường”. Vì vậy phải nâng cao nhận thức chung cho cá nhân, cộng đồng thông qua tuyên truyền, không được ép buộc, phải
có người làm gương (T5, tr108), nếu không tuyên truyền đến một trăm năm cũng vô
ích.
Việc sửa đổi
những thói quen, phong tục, tập quán không còn phù hợp, loại bỏ những cái xấu,
xây dựng những cái tốt là công việc rất khó khăn, phức tạp, không thể tiến hành
một cách giản đơn, tùy tiện. Như HCM đã chỉ rõ thói quen và truyền thống lạc
hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm cản trở cách mạng; nhưng chúng ta không
thể xóa bỏ nó bằng cách trấn áp thô bạo, mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn
thận, chịu khó, lâu dài. Những biện pháp ép buộc trấn áp thô bạo chỉ đem lại
những hậu quả không tốt. Qua tác phẩm Đời
sống mới, chúng ta hiểu rằng lấy kéo cắt tóc dài, cắt quần ống loe, phạt
tiền người nào không chịu học chữ quốc ngữ…là hoàn toàn không phù hợp với việc
vận động xây dựng đời sống mới.
Nhưng quan trọng
là phải có những người làm gương, trước hết là chính những người lãnh đạo, quản
lý, những người tuyên truyền xây dựng đời sống mới, phải miệng nói, tay làm.
Hơn nữa còn phải xây dựng những tập thể kiểu mẫu để mọi người noi theo.
Bác nói: “Do
nhiều người nhóm lại mà thành lòng. Do nhiều làng nhóm lại mà thành nước. Nếu
người này cũng xấu, người kia cũng xấu thì thành làng xấu, nước hèn. Nếu mỗi
người đều tốt thì thành làng tốt, nước mạnh...nếu mọi người đều cố gắng làm
đúng đời sống mới thì dân tộc nhất định sẽ phú cường”
“Đời sống mới
không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới
Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Thí dụ: ta phải bỏ hết
tính lười biếng, tham lam
Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa
đổi lại cho hợp lý. Thí dụ đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi
Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Thí dụ: Ta
phải tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước
Cái gì mới mà hay thì ta phải làm. Thí dụ: Ăn ở hợp vệ
sinh, làm việc có ngăn nắp”
Tư
tưởng văn hóa Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc hiện nay?
1. Thực trạng đời sống văn hóa hôm nay - thành tựu và hạn chế
a. Thành tựu
- Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng và phát triển sáng tạo, đang ngày càng tỏ rõ
giá trị bền vững, trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của
xã hội, tạo sự thống nhất về tư tưởng, đồng thuận xã hội.
- Nhiều nét mới có giá trị
trong văn hóa và đạo đức được hình thnahf và củng cố; tính năng động của kinh
tế, tính tích cực của nhân dân được khơi dậy thay cho tâm lý thụ động của cơ
chế cũ, không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội được tăng lên. Những nét mới
trong chuẩn mực nhân cách con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đang từng bước được hình thành
- Đời sống văn hóa – nghệ
thuật, báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình phong phú và đa dạng. Đã xuất
hiện nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị về đề tài cách mạng, kháng
chiến và công cuộc đổi mới
b. Nhược điểm
- Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô và Đông Âu đã gây ra trạng thái dao động, hoài nghi, giảm sút
niềm tin ở một số người, kể cả không ít cán bộ đảng viên
- Sự suy thoái về đạo đức – lối
sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức, quyền: tham nhũng, quan liêu,
cửa quyền, sách nhiễu….đang gây bất bình trong nhân dân, làm tổn thương đến uy
tín của Đảng và nhà nước, đến sự an nguy của xã hội.
- Tệ nạn xã hội phát triển: ma
túy, buôn lậu, mại dâm, mê tín dị đoan đang gây hại đến thuần phong mỹ tục, chà
đạp lên đạo nghĩa và các giá trị văn hóa truyền thống.
- Đời sống văn hóa còn nhiều
bất cập: thiếu những tác phẩm có giá trị cao về mặt tư tưởng, nghệ thuật, có
hiện tượng sa vào chủ nghĩa hình thức, tách rời văn nghệ với nhiệm vụ chính trị
của đời sống, chạy theo xu hướng thương mại hóa và những thị hiếu thấp kém. Đời
sống văn hóa của đồng bào vùng sâu, vùng xa còn nghèo nàn
Thực trạng đó có nhiều nguyên
nhân chủ quan và khách quan trong đó những di sản vô giá của Hồ Chí Minh về văn
hóa chưa được quan tâm và khai thác đúng mức. Để giải quyết, phải có một hệ
thống đồng bộ cả về cơ chế, chính sách và luật pháp… trong đó có vấn đề học
tập, quán triệt và vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh
2. Quán triệt tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp xây dựng văn hóa hiện nay là một yêu cầu cấp thiết, một vấn đề có ý
nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn
Vận dụng tư tưởng văn hóa Hồ
Chí Minh để giải quyết một số vấn đề lớn sau đây:
a. Xây dựng văn
hóa phải bắt đầu từ mỗi con người với tư cách là chủ thể của văn hóa
Văn hóa Việt Nam trải qua mấy
ngàn năm xây dựng và phát triển đã hình thành được những giá trị bất biến: yêu
nước, nhân ái, khoan dung… Tuy nhiên văn hóa cổ truyền Việt Nam chủ yếu là sản
phẩm của nền văn minh nông nghiệp, lại trải qua hàng nghìn năm dưới chế độ phong
kiến, áp bức nên con người Việt Nam vẫn còn những nhược điểm và bất cập khi đi
vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngày nay, đi vào cơ chế thị
trường, một nhược điểm mới đang nổi lên rất đáng lo ngại, xa lạ với tư tưởng Hồ
Chí Minh đó là chủ nghĩa thực dụng, xu hướng chạy theo đồng tiền, lối sống vị
kỷ, lòng ham muốn về vật chất đang nổi lên mạnh mẽ. Đó chính là nguyên nhân đẻ
ra các hiện tượng phản văn hóa: trộm cắp, tham nhũng, lừa đảo…
Để giải quyết vấn đề này, chúng
ta phải trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh: xây dựng văn hóa trước hết là xây dựng
con người, đó phải là con người được bồi dưỡng, giáo dục trên các mặt
- Về tư tưởng: Nắm vững CNML, TTHCM,
biết vận dụng thế giới quan và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa đó vào
hoàn cảnh thực tiễn của đất nước
- Về đạo đức: Có lòng yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội, có hoài bão vì nước, vì dân rửa cái nhục đói nghèo, biết
quý trọng đồng tiền nhưng không vì đồng tiền mà đánh mất nhân phẩm, làm trái
với lương tâm, đạo đức.
- Về lối sống: Có ý thức giản
dị, trong sáng, cần kiệm
- Về tri thức: Có phương pháp
và thói quen tự học, tự nghiên cứu
Chỉ với những con người với
những phẩm chất như vậy chúng ta mới có thể xây dựng được một nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đủ sức đưa nước nhà hòa nhập được vào trào lưu
phát triển mạnh mẽ của loài người trong thời đại ngày nay
b. Giữ vững và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập với thế
giới
Trước xu thế khu vực hóa, toàn
cầu hóa của thế giới hiện nay, không một quốc gia, dân tộc nào có thể phát
triển trong sự tách biệt với thế giới. Sự giao lưu, hội nhập giữa các quốc gia
đang diễn ra trên mọi lĩnh vực nhằm chuyển hóa các yếu tố ngoại lực thành nội
lực để phát triển, trong đó có văn hóa, Việc mở rộng các quan hệ giao lưu, hợp
tác về văn hóa đang là một thời cơ để văn hóa Việt Nam tiếp nhận những thành
tựu mới của văn minh nhân loại, làm phong phú thêm cho văn hóa dân tộc mình,
rút ngắn khoảng cách của ta với thế giới.
Tuy nhiên quá trình đó không
chỉ diễn ra theo chiều thuận mà có cả chiều nghịch. Nếu không có một bản lĩnh,
một chiến lược văn hóa đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ sùng ngoại, đánh mất bản sắc văn hóa
dân tộc.
Để không đánh mát cái cốt lõi, bản sắc của
mình mà vẫn chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh nhân loại, ta phải trở về
với TTHCM, phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh và bộ
lọc cho mỗi người để không bị ảnh hưởng bởi những văn minh phế thải của phương
Tây mà ngay cả những nhà văn hóa chân chính ở đó đã lên án từ lâu.
Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn
liền với nâng cao dân trí. Chỉ có con người được trang bị bằng những kiến thức
khoa học, hiện đại mới có thể chọn lọc được những tinh hoa văn hóa nhân loại để
tiếp thu và học tập, bài trừ những văn hóa không phù hợp.
Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc
cần phải cân nhắc đầy đủ trong mối quan hệ giữa văn hóa với phát triển, không
để cho lợi ích kinh tế làm ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của việc duy trì và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
c. Cảnh giác,
ngăn chặn âm mưu lợi dụng giao lưu văn hóa để thực hiện “diễn biến hòa bình”
của các thế lực thù địch.
Các thế lực thù địch của CNXH
đang lợi dụng chiêu bài dân chủ hóa về chính trị, tự do hóa về kinh tế để thổi
những luồng gió độc, phủ nhận quá khứ, hạ bệ thần tượng, gieo rắc hoài nghi về sự
lãnh đạo của Đảng, gây mất niềm tin vào CNXH.
Bên cạnh đó, thông qua cái gọi
là văn hóa đại chúng, văn hóa nghe – nhìn làm cho thế hệ trẻ ngày càng xa rời
các giá trị truyền thống dân tộc, chạy theo các điều phản giá trị để từ diễn biến văn hóa dẫn đến
diễn biến chính trị
Phương pháp bảo vệ văn hóa của
Hồ Chí Minh là xây dựng và bồi dưỡng những điển hình tích cực về văn hóa, từ
phong trào người tốt, việc tốt, xây dựng gia đinh văn hóa mới đến xây dựng
thuần phong mỹ tục cho toàn xã hội, đó là con đường vững chắc và hiệu quả để
tạo ra sức đề kháng, bảo vệ văn hóa dân tộc, chống lại sự thẩm thấu độc hại của
văn hóa ngoại lai.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
Trong Bài nói chuyện tại
buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ 6 (18/01/1949), Bác căn dặn:
“Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được
họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng
dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Bác đặc biệt
quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, nhân dân và Bác nhấn
mạnh việc thực hiện đạo đức chứ không chỉ là những lời nói suông. Chính bản
thân Bác cũng là một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng. Học tập tư
tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm vô cùng cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.
“Đạo đức CM là bất kỳ ở
cương vị nào, bất kỳ làm công việc gì, đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một
lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục đích
xây dựng CNXH. Đạo đức CM là đạo đức tập thể, nó phải đánh thắng và tiêu diệt
chủ nghĩa cá nhân”.
1. Nội dung cơ bản
của tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức
Khái niệm đạo đức:
- Theo Từ điển Tiếng Việt: đạo đức là phép tắc
về quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể và cá nhân
với xã hội.
- Theo “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, (Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương, Nxb CTQG, H.2007), “đạo
đức hiểu theo nghĩa chung nhất là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những
nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng
chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với con người và toàn
xã hội”.
Đạo đức xã hội
bao gồm: ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức.
+ Ý thức đạo đức: là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu,
lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng… và về những quy tắc đánh giá,
điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân.
+ Hành vi đạo đức: là sự biểu hiện trong ứng xử thực tiễn của ý thức đạo
đức mà con người đã nhận thức và lựa chọn. Đó là sự ứng xử trong các mối quan
hệ giữa cá nhân với cá nhân, với tự nhiên, đồ vật, với xã hội và với chính
mình.
Đối với mỗi cá
nhân, ý thức và hành vi đạo đức mang tính tự giác, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu
bên trong đồng thời chịu tác động của dư luận xã hội, sự kiểm tra của những
người xung quanh.
+ Quan hệ đạo đức: là hệ thống những mối quan hệ giữa người với người
trong xã hội xét về mặt đạo đức. Quan hệ đạo đức thể hiện dưới các phạm trù bổn
phận, lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi…giữa cá nhân với cá nhân, cá
nhân với tập thể, cộng đồng và toàn xã hội.
→ Đạo đức là một phạm trù
lịch sử, kết quả của quá trình phát triển của xã hội loài người. Đạo đức thuộc
kiến trúc thượng tầng. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp.
Vấn đề đạo đức mà Hồ Chí
Minh quan tâm và đề cao không chỉ là đạo đức theo nghĩa thông thường mà gắn nhu
cầu con người và xã hội nói chung. Đạo đức Hồ Chí Minh đề cập đến chính là phạm
trù đạo đức cách mạng. Một mặt nó tiếp thu những yếu tố tích cực đạo đức truyền
thống, đồng thời tiếp thu phát triển tinh hoa đạo đức nhân loại, đặc biệt là
nội dung tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin
a. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
- Đạo đức
là cái gốc của người cách mạng
Đạo đức là cái gốc của
người CM cũng như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Vì người làm cách mạng
phải có đạo đức mới thu phục được lòng người, lãnh đạo được mọi người, nhờ đó
mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang và khó khăn. Nếu không có đạo
đức cách mạng sẽ đơn độc và không làm được gì.
“Cũng như sông
có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không
có gốc thì cây héo. Người CM phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi
mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, GP cho
loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn
bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”.
Đạo đức là nhân tố quyết định khả năng lôi cuốn, lãnh đạo nhân dân của người CM.
“Làm cách mạng để cải tạo
xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một
nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức
có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách
mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
Bởi lẽ sự nghiệp ĐLDT và CNXH
là sự nghiệp rất to lớn, khó khăn và nặng nề. Nó đòi hỏi sự phấn đấu không
ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ, hơn nữa còn của nhiều thế hệ nối tiếp nhau.
Chăm lo cái gốc, cái nguồn ấy phải là công việc thường xuyên của toàn Đảng,
toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta.
Có phải như vậy là HCM
theo thuyết CNXH đạo đức? Hoàn toàn không phải như vậy. Người không bao giờ đặt
hi vọng vào lòng tốt của chủ nghĩa thực dân phong kiến cũng như của các giai
cấp bóc lột để kêu gọi lòng thương cảm và sự ban ơn. Người cũng không bao giờ
nghĩ rằng chỉ cần mọi người tu nhân tích đức là đất nước được độc lập, dân tộc
được tự do, hạnh phúc. Phải bằng cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, dưới sự lãnh đạo của ĐCS
mới đi tới được mục tiêu đó.
Chính đạo đức yêu nước
thương dân của Bác Hồ là động lực to lớn góp phần làm nên sự nghiệp cách mạng
phi thường của Người, Ngược lại, sự suy thoái về đạo đức là khởi điểm của mọi
suy thoái. Tha hóa về đạo đức sớm muộn sẽ dẫn đến tha hóa về chính trị. Xét ở
từng con người hay một chế độ xã hội nói chung đều như vậy. Ta hiểu vì sao
trong suốt cuộc đời mình, Chủ tịch HCM luôn chăm lo bồi dưỡng đạo đức cách mạng
cho các cán bộ, đảng viên. Mở đầu cuốn ĐCM, HCM đề cập đến Tư cách người cách mệnh trong đó nhấn mạnh phải cần kiệm, vị công
vong tư, không hiếu danh, không kiêu ngạo… Trước khi qua đời, trong Di chúc Người căn dặn: “Mỗi đảng viên và
cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính,
chí công vô tư”
- Đạo đức là tiêu chuẩn hàng đầu của người lãnh đạo trong điều kiện ĐCQ
Đạo đức là tiêu chuẩn
hàng đầu của người lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền. Đạo đức cách mạng
quyết định đến sức mạnh và vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền.
Từ xưa, ở phương Đông và
Việt Nam, cả Nho, Phật, Lão đều coi trọng đạo đức, đều nêu cao lý tưởng vua
sáng, tôi hiền, nghĩa là nêu cao tấm gương đạo đức của người cầm quyền. Đối với
nhân dân, niềm tin về chính trị gắn liền với niềm tin về đạo đức của người lãnh
đạo, do đó sự nêu gương đạo đức ở người cán bộ, đảng viên, đặc biệt là ở người
lãnh đạo giữ một vai trò vô cùng quan trọng; một khi quần chúng đã mất niềm tin
vào đạo đức của người cầm quyền thì niềm tin chính trị của họ cũng không còn.
Trong lịch sử nước ta, những lãnh tụ dân tộc muốn tập hợp nhân dân chống ngoại
xâm hay chống chế độ phong kiến hà khắc đều phải là những người có uy tín đạo
đức rất cao. Ngược lại bọn vua chúa vô đạo sớm muộn cũng bị nhân dân lật đổ.
Từ sau năm 1945, khi đã
lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, Đảng trở thành ĐCQ, HCM đã đặt lên hàng
đầu việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Người kiên trì đấu tranh chống
lại nguy cơ xa rời quần chúng, xa rời cuộc sống, rơi vào thoái hóa biến chất
của một ĐCQ.
Bác nói: cán bộ, đảng
viên muốn cho dân tin, dân yêu, dân phục thì không phải cứ “viết lên trán hai
chữ “cộng sản” là được quần chúng yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người
có tư cách đạo đức”.
Với trí tuệ sáng suốt,
tầm nhìn xa rộng, HCM đã sớm tiên tri, tiên lượng về những căn bệnh của những
người có chức, có quyền và sớm chỉ ra những biện pháp để đề phòng và khắc phục.
Không lâu trước khi đi xa, Người đã cảnh báo: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi
người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và
ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng
nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
- Đạo đức là
nhân tố tạo nên sức
hấp dẫn của CNXH và chủ nghĩa cộng sản
HCM cho rằng,
sức hấp dẫn của CNXH chưa phải ở mức sống vật chất mà trước hết là ở giá trị đạo đức của nó, ở phẩm chất đạo đức của
những người cộng sản.
Người đã nêu lên
quan điểm này khi nói đến tấm gương đạo đức của Lênin: “Không phải chỉ thiên
tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động,
đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của
người thầy đã ảnh hưởng lớn lao đến các dân tộc Châu Á và đã khiến trái tim của
họ hướng về Người không gì ngăn cản nổi”.
Như vậy, sức hấp
dẫn của CNXH, CNCS không phải ở lý tưởng cao xa nào mà trước hết, cụ thể và
trực tiếp là ở những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của
mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực. Củng cố hay làm suy giảm
niềm tin của quần chúng vào tương lai của CNXH, CNCS không phải ở những sai lầm
và thất bại tạm thời khó tránh khỏi trên con đường mới khai phá mà chủ yếu lại
là sự sa sút thoái hóa của những người được mệnh danh là “những chiến sỹ tiên
phong” trước thắng lợi của khó khăn CM.
Và cũng như Lênin,
tấm gương đạo đức HCM chẳng những có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với toàn thể nhân
dân Việt Nam mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến thế giới.
Nhờ biết nêu cao
và phát huy giá trị, tác dụng của đạo đức theo tư tưởng và tấm gương đạo đức
HCM mà CM, kháng chiến chống Pháp, Mỹ của nhân dân ta đã giành được thắng lợi
rực rỡ. Ngày nay, nếu chúng ta để những giá trị đó bị suy yếu hoặc mất đi thì
sức hấp dẫn của CNXH, của ĐCS cũng sẽ giảm đi rất nhiều.
b. Quan điểm
về những chuẩn mực đạo đức
cách mạng
Không có đạo đức vĩnh
hằng, nên cũng không có những chuẩn mực bất biến. Tùy theo yêu cầu của mỗi giai
đoạn CM, tùy theo lứa tuổi và nghề nghiệp, Người nêu lên những chuẩn mực khác
nhau phù hợp với từng đối tượng.
Ví dụ: Đối với lực lượng
vũ trang, Người yêu cầu: “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi
sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc, vì CNXH. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó
khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”
Đối với lực lượng công an
nhân dân, Người lại nêu tư cách người công an cách mạng
“Đối với tự mình, phải
cần kiệm liêm chính
Đối với đồng sự, phải
thân ái giúp đỡ,
Đối với chính phủ, phải
tuyệt đối trung thành
Đối với nhân dân, phải kính
trọng, lễ phép
Đối với công việc, phải
tận tụy
Đối với kẻ địch, phải
cương quyết, khôn khéo”
Đối với thanh niên:
“Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu
hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên”
Đối với phụ nữ: Người yêu
cầu: Phụ nữ công nhân thì phải tích cực tham gia quản lý thật tốt nhà máy, công
trường. Phụ nữ nông dân hăng hái tham gia phong trào đổi công, gặt tốt mùa vụ…
Khái quát lại, có một số
chuẩn mực được Người nhắc đi nhắc lại nhiều lần như một yêu cầu mà bất cứ người
VN nào cũng cần có:
- Trung
với nước, hiếu với dân.
Trung và hiếu là những
khái niệm cũ trong tư tưởng đạo đức truyền thống VN và pĐ, phản ánh mối quan hệ
lớn nhất và cũng là phẩm chất đạo đức bao trùm nhất đó là bổn phận, trách nhiệm
của thần dân đối với vua, con cái đối với cha mẹ: “Trung với vua, hiếu với cha
mẹ”.
+ Trung với nước là:
Tuyệt đối trung
thành với sự nghiệp XD và bảo vệ đất nước, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc,
của nhân dân, của cách mạng lên trên hết; Phấn đấu thực hiện mục tiêu CM.
+ Hiếu với dân là:
Yêu dân, kính
trọng dân, lấy dân làm gốc; Đề cao tinh thần phục vụ nhân dân; Luôn quan tâm
chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; Tôn trọng và phát huy
quyền làm chủ của dân, nâng cao dân trí để dân biết và sử dụng quyền làm chủ
của mình.
Hồ Chí Minh không gạt bỏ
khái niệm trung và hiếu đã ăn sâu bám rễ trong con người VN
với ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân, người con mà đưa vào khái niệm
cũ nội dung mới mang tính CM: trung với nước, hiếu với dân. Đây là chuẩn mực
đạo đức có ý nghĩa hàng đầu. Từ chỗ trung với vua, hiếu với cha mẹ đến trung
với nước, hiếu với dân là một cuộc CM trong quan niệm đạo đức.
Người đã gạt điều cốt lõi
nhất trong quan niệm Nho giáo là lòng trung thành tuyệt đối của nhân dân bị áp
bức với chế độ phong kiến mà ông vua là đại diện. Nho giáo coi dân là để sai
khiến, dân như cỏ, đạo đức người quân tử như gió, gió lướt đến đâu, cỏ rạp đến
đấy. Vua là người có quyền hành tuyệt đối, “quân xử thần tử, thần bất tử bất
trung”. Còn đối với HCM, nước là nước của dân, do dân làm chủ, bao nhiêu quyền
hành và lực lượng đều ở nơi dân; cán bộ là đày tớ của dân chứ không phải là
quan cách mạng đè đầu cưỡi cổ dân như trước. Nhân dân từ chỗ là kẻ nghèo hèn,
phải được chăn dắt, sai khiến trở thành lực lượng làm nên lịch sử, sáng tạo ra
lịch sử. Nước là của dân nên trung với
nước phải đi liền hiếu với dân, thể
hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, xã hội, thể hiện trách nhiệm với
sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư.
Đây là những khái niệm cũ
của đạo đức phương Đông được HCM sử dụng và đem lại cho nó một ý nghĩa mới. Phẩm
chất này gắn liền và là một biểu hiện cụ thể của phẩm chất “trung với nước,
hiếu với dân” Cần kiệm liêm chính lấy chính bản thân mỗi người làm đối tượng
điều chỉnh, nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Đây cũng chính là phẩm chất được
Chủ tịch HCM nói đến đầu tiên trong 6 điều dạy CAND: “Đối với tự mình phải cần,
kiệm, liêm, chính”. Đối với tự mình – Người muốn nhắc nhở đến từng cán bộ,
chiến sỹ công an phải tự giác phát huy vai trò làm chủ của mỗi người và trách
nhiệm cá nhân trong tổ chức. Đồng thời, Người đòi hỏi mỗi cán bộ chiến sỹ phải
tự thân phấn đấu, rèn luyện những đức tính cơ bản của đạo đức người cộng sản đó
là cần, kiệm, liêm, chính. Yêu cầu này được xuất phát từ nhận thức về đặc thù
và nhiệm vụ của công tác công an, thể hiện nhân cách, phẩm chất căn bản mang
tính đặc trưng của người thanh niên công an cách mạng. Đây là những đức tính
không thể thiếu, luôn phải được đặt lên hàng đầu, có như vậy mới tránh được sự
hủ hóa, mới chống được những “viên đạn bọc đường” nguy hiểm hàng ngày, hàng giờ
tác động đến tầng lớp trẻ công an.
+ Cần: tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ; lao động có kế hoạch,
sáng tạo, năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười
biếng, ỷ lại.
“Cần” theo HCM là trong công tác công an,
phải giáo dục cho mỗi cán bộ chiến sỹ thanh niên làm việc một cách cần mẫn,
sáng tạo, mưu trí, dũng cảm và tỉnh táo; xây dựng một ý chí vững chắc, không
ngại khó khăn, gian khổ; luôn là người tiên phong, gương mẫu trong học tập,
công tác và chiến đấu; đề cao cảnh giác trước mọi vấn đề. “Cần” hoàn toàn xa lạ
với chủ nghĩa trung bình với thái độ làm việc cầm chừng. Bởi CAND là công cụ
bạo lực trọng yếu của cách mạng, phải đấu tranh với kẻ thù nguy hiểm có nhiều
âm mưu thủ đoạn nham hiểm, tinh vi xảo quyệt. Công tác công an lại không có
công thức sẵn, hoạt động trong điều kiện thiếu thông tin hoặc thiếu cơ sở vững chắc. Hơn nữa, công tác công an
liên quan đến các chính sách lớn của Đảng, các quy định của pháp luật, liên
quan đến ANQG và sinh mạng chính trị của nhân dân. Do vậy, chúng ta chỉ một
phút sao nhãng, lơ là có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, những thiệt hại
to lớn không lường trước được, có thể gây ra những tổn thất lớn cho Đảng, NN.
+ Kiệm: Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang
phí, không bừa bãi
“Kiệm” biết sử dụng sức người, sức của hợp lý nhằm tạo ra
nhiều sản phẩm cho xã hội để phục vụ cho cuộc sống của nhân dân. Yêu cầu cơ bản
của tiết kiệm là làm việc có chỉ tiêu, có kế hoạch, phân định rạch ròi từng
công việc trong từng thời gian cụ thể. Khi đã phân định như vậy, phải phấn đấu
thực hiện cho được và đạt được mục tiêu đã đề ra trong thời gian ngắn nhất, có
hiệu quả nhất, có chất lượng tốt mà lại chi phí ít nhất. Cùng với thực hành
tiết kiệm, cần không ngừng chống lại thói xa hoa, tham ô, lãng phí.
Vì sao phải cần,
kiệm vì cách mạng là một sự nghiệp gian khổ, đất nước còn nghèo, lại trải qua
bao nhiêu năm chiến tranh, nay dù cuộc sống đã ít khó khăn hơn nhưng vẫn phải
tiếp tục cần kiệm, vì nước ta vẫn còn là một trong những nước có thu nhập thấp
nhất thế giới.
Bác Hồ dạy: Nếu
đua về sự xa hoa với người ta thì bao giờ ta cũng thua, nhưng nếu đua về sự cần
kiệm thì ta nhất định thắng.
Đối với mỗi chiến sỹ thanh niên CAND thì càng phải
tiết kiệm. Xa hoa lãng phí là con đường dẫn đến các tật xấu. Khi có các tật xấu
thì người cán bộ chiến sỹ công an không thực hiện tốt được những chức trách,
nhiệm vụ của mình, bị kẻ địch và bọn xấu lợi dụng và dễ bị sa vào các hiện
tượng tiêu cực. Muốn vậy, mỗi cán bộ chiến sỹ thanh niên phải xây dựng lề lối
làm việc khẩn trương, chính xác, thiết thực và có hiệu quả, phải rèn luyện ý
thức tổ chức kỷ luật, đề ra tinh thần trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ được
giao trong bất kỳ điều kiện khó khăn nào, phải thường xuyên rút kinh nghiệm,
tổng kết các mặt công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng để không ngừng hoàn
thiện lý luận về công tác công an, đồng thời kiên quyết chống nạn quan liêu,
hành chính, giấy tờ, chống thói lười biếng, lơ là, mất cảnh giác. Vì vậy, tiết
kiệm không chỉ là giữ gìn các giá trị vật chất mà còn giữ gìn phẩm chất cán bộ.
+ Liêm: Đó là, liêm khiết, trong sạch,
không lạm dụng của công, không tham lam địa vị, quyền lực, tiền tài
“Liêm” là một phẩm chất đạo đức quan trọng
không thể thiếu đối với mỗi người cán bộ cách mạng nói chung. “Liêm” chỉ có thể
có được khi người ta thực hiện “Cần”, “Kiệm”. Vì lao động cần cù giúp cho con
người sáng tạo ra của cải vật chất và tiết kiệm giúp cho ta sử dụng đúng mức,
hợp lý các sản phẩm tiêu dùng. Sản xuất nhiều, tiêu dùng có hạn thì con người
không nhìn ngó đến của cải vật chất và các vật phẩm, dịch vụ tiêu dùng của
người khác và không sa vào vòng tiêu cực. Cần cù, chăm chỉ lao động và biết
cách điều tiết các nhu cầu của mình cho phù hợp với hoàn cảnh, với điều kiện
hiện có, không xâm phạm đến lợi ích của người khác, đó chính là “Liêm”.
Người luôn nhắc
nhở “làm công an không phải làm quan cách mạng” [43, tr.269] mà là làm đầy tớ
cho nhân dân, thực sự phục vụ nhân dân. Việc gì có lợi cho Đảng, cho dân dù nhỏ
cũng làm, việc gì sai trái, làm hại Tổ quốc, ảnh hưởng đến Đảng, lợi ích của
nhân dân thì dù nhỏ cũng hết sức tránh. CAND là lực lượng nòng cốt trong đấu
tranh chống tham nhũng, vì vậy, cán bộ chiến sỹ thanh niên công an phải làm
việc trung thực, không vì tiền tài, vật chất mà bóp méo sự thật. Do đó, mỗi cá
nhân thanh niên phải rèn luyện cho mình đức tính liêm khiết, chỉ có như vậy
chúng ta mới có thể tránh được những ảnh hưởng tiêu cực, những cám dỗ vật chất
tầm thường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với lòng tin của
Đảng và nhân dân.
+ Chính: nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn.
Đối với mình,
không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình để
phát huy điều hay, sửa đổi điều dở.
Đối với người,
không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành,
khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc.
Đối với việc, để
việc công lên trên việc tư, làm việc gỡ cho đến nơi, đến chốn, không ngại khó,
nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước.
“Chính” Đức tính chính trực của người thanh
niên CA cách mạng thể hiện ở chỗ: phải biết tôn trọng lẽ phải, làm theo lẽ
phải; tránh những việc trái với lợi ích của nhân dân, trái với đường lối, chính
sách pháp luật của Đảng và NN. Đối tượng đấu tranh của CAND rất đa dạng, phức
tạp, chúng dùng mọi thủ đoạn tinh vi để tấn công, dùng mọi áp lực từ nhiều phía
để khống chế, đảo ngược sự đúng - sai. Trong thực tế, những chiến sỹ CA cách
mạng nếu chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà
thiếu dũng khí đấu tranh bảo vệ chân lý thì kỷ cương, phép nước khó có thể được
thực hiện nghiêm minh. Vì thế, giáo dục rèn luyện, đấu tranh tính chính trực,
nghiêm minh trong công tác được coi là một trong những phẩm chất quan trọng của
đội ngũ thanh niên CAND trong giai đoạn hiện nay.
Để có được những đức tính tốt đẹp của người công an cách mạng, Chủ tịch HCM
dạy những chiến sỹ thanh niên CAND phải tu dưỡng rèn luyện thường xuyên, lấy tự
phê bình và phê bình để phát huy ưu điểm, sửa chữa những thói hư, tật xấu và phải
biết tự mình chiến đấu thắng chống CNCN.
+ Chí công vô tư: là không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì tổ quốc, vì đồng
bào, đặt lợi ích của CM, của nhân dân lên trên hết, trước hết.
Chuẩn mực này
nắc nhở người lãnh đạo, người cầm cân nảy mực phải hết sức công bằng, không
được thiên tư, thiên vị. Không chí công vô tư thì thấy đúng mà không đám bảo
vệ, sai không dám lên án, làm công lý bị bẻ queo, pháp luật bị chà đạp…
Theo lời kể của
đồng chí Võ Nguyên Giáp. Ngày 19/5/1946, trong dịp sinh nhật Bác Hồ, các đại
biểu trong Ban vận động Đời sống mới
đến chúc thọ Bác, xin Người cho cuộc vận động một khẩu hiệu, Bác nói: “các chú
muốn có khẩu hiệu ư! Cần Kiệm Liêm Chính
Chí công vô tư. Khẩu hiệu đó”
Một đồng chí thưa
với Bác khẩu hiệu này đã quen thuộc, xin Bác một khẩu hiệu mới.
Bác cười rồi
nói: “Hàng ngày ta phải ăn cơm, uống nước, phải thở khí trời để sống. Những
việc đó ngày xưa ông cha ta làm, bây giờ chúng ta phải làm, con cháu ta sau này
cũng phải làm. Vậy ăn cơm, uống nước, thở khí trời để đem lại cuộc sống cho con
người thì đó là những việc không bao giờ cũ cả. Cần Kiệm Liêm Chính Chí công vô
tư đối với đời sống mới cũng như vậy”.
Sau này vào năm
1949, với bút danh Chiến Thắng, dưới đầu đề Cần
Kiệm Liêm Chính, HCM viết:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người”.
Mối quan hệ giữa
các yếu tố: “Cần, kiệm, liêm, là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ,
lại cần có nhành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải cần, kiệm,
liêm, chính mới là người hoàn toàn”.
Phẩm chất đạo
đức này lấy chính bản thân mỗi người làm đối tượng điều chỉnh. Nó diễn ra hàng
ngày, hàng giờ trong công tác, sinh hoạt. Cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức phương Đông,
đạo đức truyền thống Việt Nam, được HCM cải biến nội dung, đưa vào yêu cầu và
nội dung mới. Người nói: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm,
chính, nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự
quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực
hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân”.
Thực hiện Cần
Kiệm Liêm Chính, Chí công vô tư phải đi liền với chống chủ nghĩa cá nhân. Tuy
nhiên, cần phải phân biệt đúng đắn giữa chủ nghĩa cá nhân và lợi ích cá nhân,
cần thấy rõ sự thống nhất giữa lợi ích chung và lợi ích riêng.
CNCN là việc gì,
trước hết cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình, không lo “mình vì mọi người” mà
chỉ muốn “mọi người vì mình”. Bác nói: “Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian
giảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Nó là một thứ vi trùng
rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh: tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa, tham danh
trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh
quần chúng, độc đoán, độc quyền, quan liêu, mệnh lệnh v.v..”. Như thế là phải
tiêu diệt, quét sạch, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
Nhưng đấu tranh
chống CNCN không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân. “Mỗi người đều có tính
cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình.
Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải
là xấu”.
Hồ Chí Minh khẳng định rằng, chỉ ở trong chế độ XHCN thì mỗi người mới có điều
kiện cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường
riêng của mình.
HCM không chỉ
nêu ra những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức cách mạng mà điều rất quan
trọng, rất thuyết phục là chính Người là hiện thân của những phẩm chất đó để
chúng ta học tập.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, dù là người phụ bếp,
đốt lò, rửa bát hay trên cương vị là đại biểu của Quốc tế cộng sản, Chủ tịch
nước - HCM luôn nêu cao lối sống cần kiệm, giản dị, không màng danh vọng, không
ham của cải, không ham sự xa hoa, không chuộng những nghi thức sang trọng. Bác
luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống của nhân dân. Bác nói: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp,
nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu
thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp, như vậy là không có
đạo đức”.
Trước cảnh dân đói năm 1945, Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước
nhường cơm, sẻ áo cho nhau: “Lúc chúng
ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy
tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày
nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân
nghèo. Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau, bữa cháo để chờ mùa lúa
năm sau, khỏi đến nỗi chết đói”.
Bác đã gương mẫu nhịn ăn vào tối thứ 7, tự tay bỏ gạo vào hũ cứu đói dân nghèo.
Chiếc áo lụa đồng bào tặng, Bác cũng cho đem bán lấy tiền mua áo ấm tặng
cho chiến sỹ trong mùa đông giá rét. Số tiền tiết kiệm ít ỏi là tiền nhuận bút
các báo gửi cho Bác, Bác cũng cho đem mua nước uống tặng các chiến sỹ trực
phòng không trong những ngày hè nóng bức. Bác thường nói: chiến sỹ còn đói, khổ tôi ăn ngon sao được,
chiến sỹ còn rách rưới mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi.
Những cử chỉ
cao đẹp đó không chỉ là tình cảm, tình thương bao la của Bác với đồng bào,
chiến sỹ mà còn thể hiện sâu sắc những giá trị đạo đức cách mạng ở Hồ Chí Minh.
Sự tiết kiệm, giản dị, thanh liêm được thể hiện đậm nét trong cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày.
Về chi
tiêu: Những năm hoạt
động ở nước ngoài, Người đã tự thân lao động kiếm tiền để hoạt động cách mạng,
chi tiêu rất tiết kiệm. Đến khi làm Chủ tịch nước, cả trong kháng chiến, cả
trong hoà bình, Bác luôn cân nhắc kỹ càng việc không đáng tiêu thì một xu cũng
không tiêu.
Về bữa ăn: Ông Đinh Văn Cẩn người nấu ăn cho
Bác từ hồi ở chiến khu Việt Bắc đến những ngày cuối đời, kể lại: Bác quy định
hồi đó mỗi bữa không quá 3 món, thức ăn đủ, tránh lãng phí. Bác ưa các món
dân gian, dưa cà, mắm tép, cá kho. Khi đi công tác địa phương Bác dặn các đồng
chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà hoặc mang nồi đi nấu cho tiết
kiệm, tránh các nơi đón tiếp linh đình, tốn phí. Có lần Bác đến thăm một địa
phương, các cụ mổ bò để đón, nhưng Bác nói: Các cụ đã mổ bò thì để các cụ và dân làng ăn, Bác cháu ta cứ ăn cơm đã
mang theo.
Về trang phục: Bác thường xuyên mặc bộ kaki, đi dép lốp, dùng túi
vải, mũ cát, đôi khi kể cả đi công tác ngoài nước.
Về ở: Bác không chọn dinh thự cao cấp, đầy đủ tiện nghi sang trọng mà
lại ở trong gian nhà vốn là nơi ở của người thợ điện và sau này là căn nhà
sàn, Bác sống giản dị đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Trước lúc đi xa
Người còn căn dặn: Khi Bác qua đời chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi
lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân…
Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng Cần, Kiệm, Liêm Chính, Chí công
vô tư của HCM là những giá trị đạo đức cao đẹp của thời đại. Trải qua thời gian
và thử thách, trước những biến cố thăng trầm của lịch sử những phẩm chất đạo
đức đó vẫn còn nguyên giá trị. Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên
và toàn thể nhân dân.
- Thương
yêu con người, sống có tình
nghĩa.
Người CM là
người giàu tình cảm, có tình cảm CM mới đi làm CM. Vì yêu thương nhân dân, yêu
thương con người mà chấp nhận mọi gian khổ, hi sinh để đem lại cơm no áo ấm,
độc lập tự do cho con người
Tình yêu thương
đó là tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người cùng khổ, những người
lao động bị áp bức bóc lột. Tình yêu thương đó đã được thể hiện ở HCM bằng ham
muốn tột bậc là làm cho nước được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Tình yêu thương
con người còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với mọi người
bình thường trong quan hệ hàng ngày. Nó đòi hỏi mọi người phải luôn luôn chặt
chẽ, nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng với người khác. Nó đòi hỏi thái
độ tôn trọng con người, phải biết cách nâng con người lên, dù đó là những người
có sai lầm khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ sai lầm và cố gắng sửa chữa, những kẻ
thù đã bị thương, bị bắt hoặc đã chịu quy hàng, càng không phải vùi dập, hạ
thấp con người. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người ở cương vị
lãnh đạo, bất cứ ở cấp nào.
Người dạy: “Hiểu
CNML là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống
không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu CNML được”,
Trong Di chúc, Người dặn lại: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”
Tất nhiên đây
không phải là tình thương yêu vô nguyên tắc mà phải nâng cao con người lên, cải
tạo con người cho tốt đẹp, thanh cao hơn. Yêu thương cũng không phải chín bỏ
làm mười, bao che cho nhau cả lỗi lầm, trở thành phe cánh, phường hội…Như vậy,
chỉ có đưa đến tổn thất cho cách mạng, tổ quốc.
- Tình yêu
thương phải được thể hiện bằng hành động làm cho nước nhà độc lập, nhân dân
được tự do, hạnh phúc. Đó chính là triết lý nhân văn hành động và chính Bác
cũng là Người đã thực hiện những việc làm xuất phát từ tình thương yêu con
người mà không hề nói nhiều.
Bác rất thấu
hiểu sự vất vả của những người công nhân quét đường. Một lần, Bác gọi đồng chí
phục vụ đến và nói:
Có những đêm nằm
nghỉ, nghe thấy tiếng chổi tre quét đường phố rất khuya, Bác nghĩ rằng mùa
đông, các cô chú công nhân quét đường vất vả lắm. Chú thử tìm cách điều tra
thật cụ thể rồi nói lại cho Bác biết.
Vâng lời Bác,
một đêm đồng chí phục vụ lững thững dạo theo hè phố từ lúc người công nhân bắt
đầu làm việc cho đến lúc dừng tay. Một tối làm việc như vậy họ phải đi đoạn
đường khá dài, làm việc thầm lặng mà không kém phần vất vả. Câu chuyện công
việc của người công nhân quét đường trong đêm đông được báo cáo lại với Bác rất
tỉ mỉ. Nghe đồng chí phục vụ nói, Bác suy nghĩ hồi lâu rồi bảo: Chú nhớ nhắc
những cơ quan có trách nhiệm phải có chế độ cấp phát quần áo lao động để bảo vệ
sức khỏe cho các cô các chú ấy, nhắc nhở cán bộ phụ trách các cấp phải quan tâm
đúng mức đến anh chị em làm nghề vất vả này.
Sau đó, trong
một lần đi công tác nước ngoài, Bác để ý thấy giữa mùa đông lạnh giá, hầu hết
các cây đều rụng trụi lá nhưng có một loài cây vẫn xanh. Bác hỏi cán bộ địa
phương thì biết đấy là loài cây có sức sống tốt, bốn mùa đều xanh tươi. Bác
quyết định xin giống cây ấy mang về Việt Nam. Về nước, Bác trao giống cây đó
cho người làm vườn và nói: Đây là loại cây mà mùa đông ít rụng lá. Chú thử
trồng xem. Nếu chịu được khí hậu nước ta và xanh tốt thì sau này đem trồng dọc
các đường phố, mùa đông vừa có cây xanh, vừa đỡ vất vả, đỡ tốn công cho anh chị
em công nhân quét đường.
Câu chuyện giản dị trên
đã nói lên được phần nào tình thương yêu của Bác đối với những người làm công
việc quét đường. Tình thương yêu của Bác không chỉ thể hiện bằng lời nói mà còn
thể hiện ở sự trăn trở, suy nghĩ và tìm cách làm thế nào để giúp cho những công
nhân quét đường đỡ vất vả. Việc một Chủ tịch nước lại đi xin giống cây xanh để
giúp cho việc quét đường của những người công nhân đỡ cực nhọc là một việc
tưởng như bé nhỏ nhưng thực ra lại nói lên tình thương yêu lớn mà vị Chủ tịch
nước đó dành cho những người lao động.
- Có tinh
thần quốc tế trong sáng.
Nội dung của tinh thần
quốc tế trong sáng là sự tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, nhân dân
các nước, chống sự hằn thù, bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc.
Đoàn kết quốc tế vì mục tiêu hòa bình, dân chủ và tiến bộ.
Yêu nước, nhân
ái, cộng đồng là truyền thống vốn có của nhân dân ta. Nhưng yêu nhân dân mình
đồng thời lại biết yêu nhân dân các dân tộc bị áp bức; giải phóng cho dân tộc
mình còn phải giải phóng cho các dân tộc khác nữa, giúp bạn cũng là tự giúp
mình,…thì chỉ đến thời đại HCM mới được đề ra và giáo dục đầy đủ. Lênin đưa ra
khẩu hiệu: “Vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”, đồng thời
nhắc nhở giai cấp vô sản ở các nước chính quốc đã giành được chính quyền phải
có trách nhiệm giúp đỡ các dân tộc thuộc địa giải phóng mình. Hồ Chí Minh đưa
ra khẩu hiệu: giúp bạn là tự giúp mình.
Hồ Chí Minh nói:
Quan san muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em
Hoặc: Rằng đây bốn bể một nhà
Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em.
Tinh thần quốc tế đòi hỏi
phải chống lại thói vị kỷ dân tộc, sôvanh, hẹp hòi, biệt lập.. hướng tới mục
tiêu hòa bình, hữu nghị, dân chủ, tiến bộ xã hội. Tinh thần quốc tế trong sáng
làm cho con người trở nên cao thượng đẹp đẽ, nó là một phẩm chất đạo đức không
thể thiếu của con người ở thời đại văn minh.
c. Quan điểm
về những
nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
Để xây dựng một nền đạo
đức mới, HCM đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để định hướng cho sự lãnh đạo
của Đảng, cũng như cho việc rèn luyện của mỗi người
- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương
về đạo đức
+ Nói đi đôi với làm
- chống thói đạo đức giả
Đối với mỗi người, lời
nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản
thân mình và có tác dụng đối với người khác. Nếu nói nhiều làm ít, nói mà không
làm, hơn nữa nói một đằng làm một nẻo thì chỉ đem lại những hậu quả phản tác
dụng.
Dân tộc ta có truyền thống trọng
đạo đức. Trong khi đề cao các chuẩn mực đạo đức cần có, nhân dân ta cũng đòi
hỏi nó phải được thể hiện trong hành vi hằng ngày, tức là trong thực hành đạo
đức. Ca dao, tục ngữ khi đưa ra hình ảnh "nói như rồng leo, làm như mèo mửa"
chính là để tỏ thái độ phê phán đối với thói đạo đức giả: nói không đi đôi với
làm, nói nhiều làm ít, nói hay làm dở, nói một đàng, làm một nẻo,...
Các học thuyết
đạo đức và tôn giáo xưa nay đều coi trọng nguyên tắc "nói đi đôi với
làm", song trong thực tế nó không thực hiện được bao nhiêu. Các học thuyết
đạo đức này thường chỉ chú trọng trau dồi động cơ đạo đức, đi tới tách rời động
cơ với hiệu quả, nên cũng không thực hiện được sự nhất quán giữa nói
và làm. Ví như đạo đức Nho giáo cũng đưa ra những mệnh đề như:
"kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã" (thấy việc nghĩa mà không làm, không
phải là dũng vậy). Nhưng đạo đức Nho giáo cơ bản cũng chỉ là đạo đức "tu
thân", nên kết quả cũng như mọi đạo đức duy tâm khác, đều thể hiện
"sự bất lực đưa ra hành động" như Mác đã từng phê phán.
GCTS phương Tây trong cuộc đấu
tranh chống lại thứ đạo đức giả dối, hà khắc của phong kiến và nhà thờ trung cổ
đã biết giương cao ngọn cờ nhân văn, nhân quyền, đề cao giá trị nhân đạo, dân
chủ, tự do, các khát vọng trần thế của con người,... Nhưng thực trạng đầy rẫy
áp bức bất công của xã hội tư bản tự nó đã vạch trần thứ đạo đức giả dối, chỉ
nói mà không làm mà giai cấp tư sản vẫn rêu rao.
Đạo đức HCM không phải là đạo đức tu
thân mà là đạo đức dấn thân, tức là đạo đức gắn liền với hành động,
nói để làm, nhất là nói về đạo đức phải đi đôi với thực hành đạo đức, mà phải
làm có hiệu quả, nếu một người làm việc gì cũng không có hiệu quả thì
theo HCM không thể coi là một người có đạo đức. Người nói: “Phải lấy kết quả
thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí
cách mạng của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình
thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất.
Hồ Chí Minh thực hành đạo đức còn
nhiều hơn những điều Người nói, hoặc chỉ lặng lẽ, kiên trì nêu gương mà không
nói. Người đã vận dụng phương thức của người xưa: "dĩ nhân nhi giáo, dĩ
ngôn nhi giáo", tức là trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của
chính mình đã, sau đó mới giáo dục bằng lời nói. Cả cuộc đời Người là bằng
chứng cảm động cho sự nhất quán tuyệt vời giữa nói và làm đạo đức.
Sở dĩ HCM trở thành một nhà đạo đức
chân chính đã để lại cho chúng ta một tấm gương đạo đức sáng ngời vì suốt đời
Người đã không ngừng tự hoàn thiện mình theo lý tưởng chân, thiện, mỹ; gương
mẫu từ việc lớn đến việc nhỏ, nên đã thực hiện được sự nhất quán giữa đời
công và đời tư, giữa vĩ nhân và người bình thường, giữa
đạo đức cách mạng với đạo đức hằng ngày.
"Hành nan, ngôn dị" là
một tổng kết sâu sắc của người xưa về cái khó trong việc đạt tới sự nhất quán
giữa nói và làm, nhất là giữa nói đạo đức với thực hành đạo đức. Phải thừa nhận
rằng đối với đa số người đời, không phải ai cũng có thể thực hiện trọn vẹn mọi
nơi, mọi lúc cái điều mình đã nói. Xuất phát từ đạo lý, hảo tâm, thiện chí, có
lúc ta muốn làm hoặc hứa làm một điều tốt đẹp gì đó, nhưng rồi do khó khăn
khách quan hoặc do yếu đuối không vượt qua được, ta đã bỏ lỡ rồi cứ day dứt
mãi, ân hận dài. Đáng tiếc là hiện nay có một số người đã bị "đứt dây thần
kinh xấu hổ", không còn cái "tu ố chi tâm" như người xưa nói,
nên cứ trượt dài trong sự tha hóa về đạo đức mà không biết hổ thẹn.
Hiện nay, khi mà hiện tượng thương
mại hóa tình người và các quan hệ xã hội có chiều hướng gia tăng, ta cần phải
hết sức cảnh giác với căn bệnh "nói không đi đôi với làm" này. Trên
thương trường, đó là lối quảng cáo "một tấc đến trời", lạm phát ngôn
từ đến mức chỉ nghe đã chóng mặt. Nơi công sở cũng có một số người luôn chơi
trò "vũ hội hóa trang", sống với hai nhân cách, trong cuộc họp họ
thường nói rất hay về nhân ái, đạo đức, liêm chính, lương tâm,... nhưng trong
thực tế hành động lại làm ngược lại.
Cũng còn một số vị "thủ
trưởng", như Bác Hồ thường phê phán "Chỉ biết nói là nói, nói giờ này
qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Nhưng một việc gì thiết thực cũng không
làm được; nghĩa là chỉ quen chỉ thị, quen đề xuất, nói rồi quên, nói cao giọng
mà không tính đến các điều kiện thực tế, đến khả năng hành động, thực thi của
chính mình. Hình như họ nói cốt để cho người khác làm, còn chính mình lại không
quyết tâm theo đuổi, chỉ đạo thực hiện đến cùng một công việc nào đó. Thành ra,
có nhiều chủ trương không đi vào cuộc sống, không đem lại chuyển biến đáng kể
trong thực tế.
Cùng với hiện tượng suy thoái về
đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ có chức, có quyền, căn bệnh "nói
nhiều làm ít, nói hay làm dở" đã góp phần làm giảm lòng tin của dân, làm
tích tụ trong họ những bất mãn, hoài nghi không đáng có. Để khắc phục và hạn
chế căn bệnh này, cần có một cuộc vận động, giáo dục rộng rãi, trong đó có việc
học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh: để nói đi đôi được với làm thì khi
nói phải nghĩ đến làm, có làm được thì mới nói, thậm chí chỉ lặng lẽ làm mà
không nói. Đó là phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt trong lĩnh vực đạo đức và lối
sống.
+ Phải nêu gương (tấm gương) về
đạo đức
Cùng với nói đi đôi với
làm, nêu gương về đạo đức không chỉ là một nguyên tắc rèn luyện mà còn là cơ sở
để phân biệt giữa đạo đức CM với những cái khác nó. Lời nói đi đôi với việc làm
và thực hành đạo đức làm gương là đạo đức của người cách mạng nói chung.
Bác dạy: “Trước mặt quần
chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.
Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân
dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước… Hô hào dân tiết kiệm, mình
phải tiết kiệm trước đã”
Từ đó chúng ta thấy rõ
một điều là việc nêu gương có ý nghĩa rất lớn trong việc tu dưỡng đạo đức.
Trong gia đình thì bố mẹ phải là tấm gương cho con cái, anh chị phải là tấm
gương đối với em, trong nhà trường thầy cô phải là tấm gương dối với học trò,
trong tổ chức, tập thể, Đảng, NN thì những người lãnh đạo phải là tấm gương cho
cấp dưới. Trong xã hội, tấm gương của các thế hệ trước đối với các thế hệ sau
là đặc biệt quan trọng. Mỗi thế hệ đều có trách nhiệm của mình, nhưng thế hệ
trước bao giờ cũng có trách nhiệm rất nặng nề đối với thế hệ sau trong việc
giáo dục đạo đức.
Bác rất coi trọng việc
nêu gương trong việc giáo dục đạo đức. Người nói: “Lấy gương người tốt, việc
tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây
dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
Và Bác cũng luôn là tấm gương đạo đức mẫu mực.
Sau CMT8, Bác kêu gọi mỗi
người 10 ngày nhịn một bữa, mỗi bữa một bơ gạo để cứu giúp những người bị đói
và chính Bác - vị Chủ tịch nước cũng đã gương mẫu thực hiện. Kêu gọi mọi người
ra sức chống hạn để cứu lúa, kể cả huy động mọi người ở nông thôn bất kể ngày
đêm tát nước thì Hồ Chí Minh cũng đi tát nước, cấy lúa. Một học giả phương Tây
nhận xét rằng: bơ gạo của Hồ Chí Minh đã cứu đói cho cả một dân tộc. Bác nói:
“Phải làm gương cho đồng bào, phải siêng năng, hăng hái. Tôi lấy thí dụ như
trong việc cứu nạn đói, mình bảo người ta 10 ngày nhịn ăn một bữa mà chính đến
ngày nhịn, mình lại cứ chén tỳ tỳ thì nghe sao được. Đáng lý dân nhịn một bữa
mình nhịn hai bữa mới phải. Về việc khuyến nông cũng vậy, bảo người ta đào đất
trồng ngô, trồng khoai mà lúc người ta làm mình lại ngủ thì làm sao được? Miệng
nói tay làm mới được”.
Hồ Chí Minh kêu gọi mọi
người thường xuyên tập thể dục vì một người dân khỏe mạnh thì cả dân tộc khỏe
mạnh và Người thì “tự tôi ngày nào tôi cũng tập”.
Có câu chuyện kể lại
rằng: một lần khi xe chở Bác đi đến một ngã tư thì gặp đèn đỏ. Đường phố lúc ấy
rất đông nên các đồng chí cảnh vệ sợ nếu nhân dân trông thấy Bác mà ùa ra thì
họ sẽ không thể xử lý được. Các đồng chí cảnh vệ định cử một đồng chí đến yêu
cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác thì Bác ngăn lại, nói:
các chú không được làm thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không
nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.
Tấm gương đạo
đức của Bác Hồ là tấm gương chung cho cả dân tộc, cho các thế hệ hôm nay và mai
sau. Nhưng còn nhiều tấm gương của các anh hùng, chiến sỹ thi đua, những tấm
gương của những người tiêu biểu trong từng ngành, từng tập thể, những tấm gương
người tốt, việc tốt rất gần gũi trong đời thường, có ở mọi nơi, mọi lúc mà
chúng ta không thể coi thường. Ngày nay, Đảng ta, qua nhiều nghị quyết, đã yêu
cầu các đồng chí lãnh đạo các cấp phải nêu gương về đạo đức, lối sống, phải là
người chiến sỹ xung kích đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan
liêu, xa hoa, lãng phí; không những thế còn phải xem xét lại gia đình mình, con
cái mình có lợi dụng chức vụ của bố mẹ làm điều sai trái không? Chỉ có thông
qua những tấm gương cụ thể, trước hết là của những người có chức vụ cao, có
cương vị lớn mới củng cố và nâng cao được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước, vào tính ưu việt của chế độ xã hội ta.
Để thực hiện thắng lợi cuộc vận
động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2),
khóa VIII, cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó có việc cần kíp là xây
dựng cho được những tấm gương sáng, từ trên xuống dưới, cho toàn Đảng, toàn dân
noi theo. Đó cũng là một di huấn quan trọng của Bác Hồ: "Lấy gương người
tốt việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để
xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc
sống mới", trong đó có đạo đức mới.
- Xây đi
đôi với chống
+ Xây: là biểu dương, giáo dục những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức mới, những
tấm gương đạo đức cao đẹp, trong sáng nảy sinh từ các phong trào cách mạng của
quần chúng, qua đó khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh để mỗi người tự giác trau
dồi, rèn luyện.
+ Chống: là phê phán, lên án, loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức đang
thường xuyên diễn ra trong cuộc sống.
+ Xây phải đi đôi với chống: Xây phải đi liền với chống, muốn xây
thì phải chống, chống là nhằm mục đích xây.
Muốn xây dựng
cái mới tiến bộ thì phải chống lại cái cũ lạc hậu. Hơn nữa, theo Bác: “Mỗi con
người đều có cái thiện và ác ở trong lòng. ta phải biết làm cho phần tốt ở
trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái
độ của người cách mạng”.
+ Để xây dựng
đạo đức mới thì việc làm quan trọng đầu tiên là việc gì?
Trước hết cần
giáo dục, khơi dậy ý thức tự giác trong mỗi con người, để mọi người tự nhận
thức được trách nhiệm đạo đức của mình, và như HCM nói là cảm nhận thấy sâu sắc
việc trau dồi đạo đức cách mạng là việc làm “sung sướng vẻ vang nhất trên đời
này”. Tiếp nhận sự giáo dục đạo đức là vấn đề nhất thiết không thể thiếu được,
nhưng sự tự giáo dục, tự trau dồi đạo đức ở mỗi con người còn quan trọng hơn
nhiều.
Trong khi xây
dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới, phải đồng thời chống lại cái xấu,
cái sai vẫn đang diễn ra. Kiên quyết chống lại những tệ nạn: tham ô, lãng phí,
quan liêu…, vừa bằng giáo dục, vừa bằng xử phạt với những mức độ nặng nhẹ khác
nhau.
Trong bài nói về
Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu, Bác Hồ đã
trích dẫn những ý kiến của Lênin về vấn đề này: “Cần phải nêu những đồng chí đã
ăn hối lộ ra để cho dư luận quở trách và cần phải đuổi họ ra khỏi Đảng…Phải lập
tức đề nghị một đạo luật để trừng trị những vụ hối lộ (ăn hối lộ, tặng hối lộ,
và những cách hối lộ khác). Ít nhất cũng phải phạt 10 năm giam cầm và 10 năm
khổ sai”.
Để xây và chống
có hiệu quả, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. HCM đã phát động
rất nhiều phong trào nhằm mục đích xây dựng đạo đức mới. Năm 1952 là phong trào
thi đua thực hành tiết kiệm, chống tham ô - lãng phí - quan liêu; năm 1963 là
cuộc vận động “nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế- tài
chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô - lãng phí - quan liêu” gọi tắt là cuộc
vận động “3 xây, 3 chống”… Thực tiễn đã chứng minh là những cuộc vận động đó
mang lại hiệu quả rất lớn.
- Liên hệ với hiện nay?
Ngày 07/11/2006, Bộ Chính
trị khóa X đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” trong toàn Đảng, hệ thống chính trị, bắt đầu từ ngày 03/02/2007
đến hết nhiệm kỳ khóa X. Ban Tư tưởng- Văn hoá TW đã ban hành Hướng dẫn 11-HD/TTVH
ngày 06/12/2006, hướng dẫn các địa phương ban ngành thực hiện cuộc vận động
này.
- Phải tu dưỡng
đạo đức suốt đời
- Vì sao phải tu
dưỡng đạo đức suốt đời? Phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức suốt đời vì trong mỗi
con người đều có phần thiện và ác, tốt và xấu; trong công việc luôn có những cám
dỗ vật chất mà nếu không có ý chí và bản lĩnh thì sẽ dễ dàng bị gục ngã. Nếu
không tu dưỡng suốt đời thì sẽ có lúc vi phạm đạo đức.
Việc tu dưỡng,
rèn luyện đạo đức ở mỗi con người, cũng như việc xây dựng một nền đạo đức mới
trong xã hội không phải là việc đơn giản, có thể hoàn thành ngay trong một sớm
một chiều, mà đó phải là một quá trình liên tục, thường xuyên, lâu dài, cực kỳ
gian khổ.
Trong mỗi con
người, cũng như trong toàn xã hội, đều có mặt thiện và mặt ác, phần tốt và phần
xấu. Các lực lượng đối lập đó thường xuyên phải đấu tranh, giằng co với nhau.
Trong cuộc đấu tranh, giằng co như vậy, không phải là không có đau đớn, hy sinh
cả về tinh thần, tình cảm cũng như về thể xác.
Hồ Chí Minh đã
chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn
luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng
sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Mỗi con người sống ở trên đời đều phải trải qua lăn lộn trong công việc thực
tế, gian nan rèn luyện với một tinh thần kiên trì nhẫn nại mới có thể thành
công, mới có đạo đức cách mạng. Việc rèn luyện đó cũng không thể chỉ qua một
lần, một đợt học tập hoặc thực tế mà xong. Rèn luyện đạo đức là công việc của
cả đời. Khi mới đi làm cách mạng, mới vào Đảng, mới được bầu, mới được đề bạt
hầu như ai cũng đều là người tốt. Những người ấy có thể ngày càng lớn lên cùng
cách mạng. Nhưng thực tế thì có những người không gục ngã vì khó khăn gian khổ
mà lại gục ngã vì những “viên kẹo bọc đường”.
Rèn luyện đạo đức cách
mạng phải dựa trên tinh thần được giác ngộ, sự tự nguyện, dựa vào lương tâm của
mỗi người, trên tinh thần tự phê phán và thông qua sinh hoạt tự phê bình và phê
bình trong tập thể cùng với sự tác động của dư luận, nhân dân, của định hướng
tuyên truyền, giáo dục của Đảng và nhà nước. Trong đó, tự phê bình và phê bình
là một phương thức rèn luyện đạo đức tốt nhất. Bác đã chỉ rõ: người đời không
phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Có hoạt động, làm việc là có
khuyết điểm. Vấn đề là quyết tâm sửa chữa khuyết điểm đó. “Mỗi đảng viên, mỗi
cán bộ, cần phải thật thà tự xét và xét đồng chí mình, ai có khuyết điểm nào
thì phải thật thà cố gắng sửa chữa và giúp sửa chữa lẫn nhau. Thang thuốc hay
nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình. Đá đi lâu cũng mòn, sắt mài lâu cũng
sắc. Ta cố gắng sửa chữa thì khuyết điểm ngày càng bớt, ưu điểm ngày càng thêm.
Đảng viên và cán bộ ngày càng trở nên người chân chính cách mạng. Đảng ngày
càng phát triển”
Sinh thời, Hồ Chí Minh đã
viết nhiều về tấm gương đạo đức của V.I.Lênin. Rèn luyện theo tấm gương đó, Hồ
Chí Minh đã để lại cho dân tộc và nhân loại một tấm gương trọn vẹn, mười phân
vẹn mười. ở Hồ Chí Minh, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói
và làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường.
Do đó, Người đã trở thành "tinh hoa và khí phách, lương tâm và vinh
dự", thành biểu tượng của đạo đức và vǎn minh, không phải chỉ của Đảng,
dân tộc, mà còn là biểu tượng của đạo đức - vǎn minh nhân loại.
Đúng như bạn bè quốc tế
đã đánh giá: “Giữa lúc vàng thau lẫn lộn, đồng chí Hồ Chí Minh trở thành trung
tâm và tượng trưng cho cuộc xung đột lớn lao đang diễn ra giữa cái cũ và cái
mới, giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội... Sở dĩ bản anh hùng ca Việt
Nam thu hút được lòng yêu mến của hàng trǎm triệu người trên thế giới, chính là
vì nó được tiêu biểu bởi nhân vật phi thường đó”
2. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh
a. Học tập
và làm theo tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh
- Xác định đúng vị trí, vai trò của đạo
đức đối với cá nhân
- Tu dưỡng đạo đức theo
các phẩm chất đạo đức Hồ Chí
Minh
+ Yêu Tổ quốc,
yêu
nhân dân
+ Cần cù, sáng tạo trong học tập
+ Sống nhân nghĩa, có đạo
lý
- Tu dưỡng đạo đức theo
các nguyên tắc đạo đức Hồ Chí Minh
+ Kiên trì
tu dưỡng
đạo đức cách mạng
+ Nói và làm đi đôi với nhau
+ Kết hợp cả xây đựng đạo đức mới với chống các biểu hiện suy thoái về đạo đức
- Học tập và làm theo
tấm gương
đạo đức Hồ
Chí Minh
b. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh
- Thực trạng đạo đức lối
sống trong sinh viên hiện nay.
- Phương pháp học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
+ Học trung với nước,
hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người
+ Học Cần kiệm liêm chính
chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi
thường
+ Học đức tin tuyệt đối
vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ
nhân dân, luôn nhân ái, vị tha, khaon dung và nhân hậu với con người
+ Học tấm gương về ý chí
và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để
đạt được mục đích cuộc sống.
- Điều kiện đảm bảo học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh
Mấy
vấn đề đạo đức xã hội hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
1. Cách mạng
là sự nghiệp của quần chúng, “làm cán bộ tức là suốt đời làm đầy tớ trung thành
của nhân dân.
Trong đấu tranh cách mạng và kháng chiến gian khổ,
cán bộ ta biết dựa vào dân, được dân nuôi dưỡng, che chở, đùm bọc, cưu mang nên
rất thấm thía lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Gốc có vững cây mới bền, Xây
lầu thắng lợi trên nền nhân dân”
Nhưng khi cách mạng đã thắng lợi rồi, gian khổ đã
qua rồi, nhiều người lại quên mất công lao của nhân dân, chỉ còn thấy công lao
của cá nhân mình, tinh thần phục vụ nhân dân đã nhường chỗ cho những tính toán
vị kỷ, không còn là đày tớ dân mà chỉ là những quan cách mạng, sách nhiễu, ức
hiếp, bòn rút của dân, gây cho dân bao khổ sở, oan trái, tạo thành những điểm
nóng, gây mất ổn định xã hội. Họ quên mất rằng mất lòng dân là sẽ mất tất cả.
2. Phải ra sức
chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức vì chủ nghĩa cá nhân đẻ ra hàng trăm
thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí…
Chủ nghĩa cá nhân được HCM coi như kẻ thù nguy hiểm
nhất của đạo đức cách mạng, là căn bệnh mẹ đẻ ra nhiều thứ bệnh tai hại khác,
trước hết là ba thứ “giặc nội xâm” tham ô, lãng phí, quan liêu; là tha hóa về
đạo đức, lối sống, cơ hội, nịnh bợ, chạy theo đồng tiền…
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
XHCN, HCM đã chỉ ra mối quan hệ giữa đánh thù trong và diệt giặc ngoài. Kẻ thù
bên ngoài không thể nào thắng nổi ta nếu nó không liên kết, khai thác, sử dụng
kẻ thù bên trong là những kẻ thoái hóa, biến chất, những kẻ có chức quyền…Đây
là một cuộc đấu tranh gay go phức tạp.
3. Ít lòng ham
muốn về vật chất, phải cố gắng thực hiện cho kỳ được: cần kiệm liêm chính chí
công vô tư.
Kẻ địch thường lung lạc cán bộ bằng những cám dỗ vật
chất, khuyến khích họ chạy theo lối sống thực dụng, tầm thường. Từ tham muốn vô
độ, họ sẽ dễ dàng sa ngã, phạm tội. Vì vậy, một trong những tư cách của người
cách mệnh được HCM nhắc đến đầu tiên là phải ít lòng ham muốn về vật chất vì
nước ta còn nghèo, dân ta còn khổ, không thể đua cề sự xa xỉ mà chỉ có thể đua
về lòng cần kiệm.
Tấm gương của HCM đã cho chúng ta một bài học sâu
sắc: cuộc sống vật chất là hữu hạn, cuộc sống tinh thần mới là vô hạn. Theo
đuổi lý tưởng cao đẹp, người cán bộ đảng viên phải biết sẵn sàng chấp nhận sự
thiệt thòi về vật chất để theo đuổi những giá trị tinh thần cao đẹp. Nói như
vậy cũng không phải cổ vũ cho lối sống khổ hạnh. Đấu tranh và hưởng thụ là hai
mặt gắn bó thống nhất với nhau. Đấu tranh xóa bỏ áp bức bóc lột, xóa bỏ nghèo
nàn lạc hậu, để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp, văn minh cho toàn xã hội, trong
đó có gia đình, bản thân.
Nhưng HCM đã dạy hưởng thụ phải đúng thời, đúng lúc,
phải phù hợp vơi skeest quả lao động của mình, với trình độ phát triển của đất
nước và mức sống của nhân dân. Vượt qua phạm vi đó là xâm và phạm vào tiền bạc
và của cải của nhân dân.
III. TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ
XÂY DỰNG
CON NGƯỜI MỚI
1. Quan niệm của Hồ
Chí Minh về con người
- Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người?
Theo Giáo trình Triết học Mác - Lênin của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Con
người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội. Con người là
sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con
người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thống
nhất với nhau. Hệ thống các quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp cơ thể
với môi trường, quy luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị…quy định
phương diện sinh học của con người. hệ thống các quy luật tâm lý ý thức hình
thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người như hình thành tình cảm,
khát vọng, niềm tin, ý chí…Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội
giữa người với người. “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố
hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hòa những quan hệ xã hội”.
→ Chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về con
người một cách trừu tượng, khái quát.
- Quan niệm của Hồ Chí Minh về con
người? Quan niệm đó có gì khác so với quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin?
a. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể
-
Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực
và các hoạt động của nó. Con người luôn có xu hướng vươn lên cái Chân – Thiện –
Mỹ
-
Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện và
ác, hay và dở, tốt và xâu, hiền và dữ… bao gồm cả tính người – mặt xã hội và
tính bản năng – mặt sinh học của con người
b. Con người
cụ thể, lịch sử.
Hồ Chí Minh
thường nói đến con người trong phạm vi dân tộc: con lạc, cháu hồng; con rồng,
cháu tiên. Hai chữ đồng bào là khái niệm yêu thương con người, giống nòi.
Dưới ánh sáng
của chủ nghĩa Mác - Lênin và qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh nhận thức về
con người đó mở rộng “biên độ”. Con người mà Hồ Chí Minh nói là nhân dân lao
động bị áp bức, bị bóc lột. Hồ Chí Minh sử dụng khái niệm “người bản xứ bị bóc
lột”, “người mất nước”, “người da đen”, “người cùng khổ”, “người vô sản”…
Trong quan hệ xã
hội Bác chia làm hai giống người: những người làm điều thiện và những người làm
điều ác. Đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, khi về nước lónh đạo
nhân dân đấu tranh giành chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh lại dùng khái niệm
“đồng bào”, “quốc dân”… Khi miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xó hội, Người dùng
thêm nhiều khái niệm như “công nhân”, “nông dân”, “lao động trí óc”, “người chủ
xã hội”…
c. Bản chất con người mang tính
xã hội.
- Để sinh tồn, con người
phải lao động sản xuất. Trong quá trình
lao động, sản xuất các mối quan
hệ được xác lập.
- Con người vừa
là chủ thể, vừa là
sản phẩm của lịch
sử,
là tổng
hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược
“trồng người”
a. Quan điểm của Hồ Chí Minh
về vai trò của con người.
- Con người là vốn quý nhất
- Con người vừa là mục tiêu
giải phóng vừa là động lực của cách mạng
+ Con người là mục tiêu giải phóng của sự
nghiệp cách mạng. Cách
mạng nhằm mục đích giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, hướng tới giải phóng
con người một cách triệt để nhất, mang lại cho con người sự tự do, bình đẳng,
hạnh phúc…Vì vậy, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều
vì lợi ích chính đáng của nhân dân.
Dưới ách thống trị, xâm
lược của chủ nghĩa thực dân, con người phải được giải phóng khỏi gông cùm nô lệ
cùng với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Sau khi giành được độc lập, phải tiếp
tục xóa bỏ sự thống trị, áp bức, bóc lột của giai cấp này đối với giai cấp
khác; xóa bỏ sự bất công, bất bình đẳng xã hội; xóa bỏ nền tảng kinh tế - xã
hội đẻ ra sự bóc lột giai cấp… để tiếp tục giải phóng con người trong sự nghiệp
giải phóng giai cấp cần lao. Cuối cùng, từng cá nhân phải được giải phóng khỏi áp bức, bất công,
được hạnh phúc, tự do, được phát triển toàn diện, trở thành người làm chủ xã
hội. Đó chính là quá trình thực hiện giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng con người
+ Con người là động lực
của cách mạng. Điều đó được thể hiện: con người chính là những người tiến hành
sự nghiệp cách mạng.
Những người giác ngộ lý tưởng cách
mạng, có những phẩm chất, khả năng nhất định sẽ là những người làm cách mạng.
Điều đó chỉ có thể thực hiện khi có một tổ chức lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân.
Đó chính là Đảng cộng sản.
Con người là động lực của cách mạng
được thể hiện như thế nào?
Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trông cách mạng, trong khi
khẳng định mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh
phúc cho con người, Hồ Chí Minh cũng đồng thời khẳng định sự nghiệp giải phóng
là do chính bản thân con người thực hiện. Lòng tin của Hồ Chí Minh đối với nhân
dân ta dựa trên sự hiểu bết sâu sắc truyền thống lịch sử của dân tộc và con
người Việt Nam; dựa trên nhận thức về vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân.
Từ sự nhận thức sâu sắc ấy, Hồ Chí
Minh đã suốt đời tự mình tiến hành và tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục sâu
rộng, thường xuyên, giúp cho con người phát huy bản chất tốt đẹp, khắc phục
khuyết điểm, nhược điểm, không ngừng hoàn thiện, tự nâng cao, xứng đáng là
thành viên của nhân dân vĩ đại và đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ mà thực tiễn
giải phóng dân tộc và cách mạng đòi hỏi. Không chỉ khẳng định vai trò của công
nhân, nông dân, Hồ Chí Minh rất coi trọng tầng lớp trí thức. Những nhà trí thức
tiêu biểu của dân tộc, kể cả lớp cũ và lớp mới, đáp ứng lời kêu gọi tham gia
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đều được Người tin cậy, chăm sóc và trao cho
những nhiệm vụ quan trọng. Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc và tin tưởng vững chắc rằng
sức mạnh của nhân dân được thức tỉnh và được tổ chức là vô cùng to lớn. Và để
thức tỉnh nhân dân, tập hợp nhân dân thì cần phải có một tổ chức đủ mạnh, đó
chính là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong khi nhận thức sâu
sắc, đầy đủ vai trò động lực của con người thì phải thấy mối quan hệ biện chứng
giữa con người - mục tiêu và con người - động lực. Càng chăm lo cho con người -
mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ phát huy con người - động lực tốt bấy nhiêu.
Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của con người - động lực thì sẽ nhanh chóng
đạt được mục tiêu cách mạng.
b. Quan điểm
của Hồ Chí Minh về chiến lược
“trồng
người”
- Trồng người là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu
dài của cách mạng
Sự nghiệp xây dựng con người mới là
một bộ phận của chủ nghĩa nhân văn cách mạng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa nhân văn
giải thoát những lớp người yếu hèn lao khổ, các dân tộc bị chà đạp; giải thoát
chính bằng lực lượng của mình. Vì vậy, “trồng người”, “bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau”, “công việc đối với con người”… là những việc làm rất quan
trọng, rất cần thiết và là việc đầu tiên theo quan điểm của Hồ Chí Minh.
- Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con
người xã hội chủ nghĩa
Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo
ra những con người xã hội chủ nghĩa, những con người xã hội chủ nghĩa lại là
chủ thể của toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Không phải chờ cho kinh
tế, văn hóa phát triển cao rồi mới xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, cũng
không phải xây dựng xong những con người xã hội chủ nghĩa rồi mới xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ phải đặt ra
từ đầu và phải được Đảng, Nhà nước, nhân dân, mỗi gia đình và cá nhân đặc biệt
quan tâm trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trước hết cần có những
con người xã hội chủ nghĩa, điều đó không có nghĩa là tất cả phải và có thể trở
thành con người xã hội chủ nghĩa thật đầy đủ, hoàn chỉnh ngay một lúc. Trước
hết cần có những con người tiên tiến, có được những nét tiêu biểu của con người mới xã hội chủ nghĩa, có thể
làm gương cho người khác, từ đó lôi cuốn xã hội đẩy mạnh việc xây dựng con
người mới xã hội chủ nghĩa và những con người tiên tiến đó không ngừng hoàn
thiện, nâng cao
- Vì lợi ích trăm năm phải “trồng người”
Hồ Chí Minh vận
dụng sáng tạo, phát triển quan điểm của Quản Di Ngô thời Xuân Thu: “Thập niên chi kế mạc nhi thụ mộc, bách
niên chi kế mạc nhi thụ nhân”
Hồ Chí Minh quan
niệm: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải
trồng người”. Con người trong thời đại mới phải có học thức, chiếm lĩnh đỉnh
cao của KHKT. Vì vậy CNXH mới đủ tiềm lực vật chất để chiến thắng CNTB, mới làm
cách mạng thắng lợi.
Bên cạnh đó “trồng
người”, xây dựng con người mới phải được thường xuyên đẩy mạnh trong suốt tiến
trình đi lên CNXH và phải đạt được những kết quả cụ thể qua từng chặng đường
của thời kỳ quá độ. Từ đó thấy được cái tốt để phát huy, vạch rõ cái chưa tốt
để khắc phục. Không được xao nhãng việc trồng người. Bởi vì “một ngày mà quên
giáo hóa, ta lùi về gần thú tính ngay” (Tagore)
+ Nội dung trồng người, xây dựng con người mới phải
toàn diện:
Một là, có tư tưởng xã hội chủ nghĩa: có bản lĩnh chính trị vững vàng, có
chính kiến. Xây dựng con người có ý thức làm chủ, tự lực, tự cường, gắn quyền
lợi và nghĩa vụ. Luôn phấn đấu cho độc lập dân tộc và CNXH. Con người có niềm
tin và lạc quan cách mạng.
Hai là, có đạo đức và lối sống XHCN: đó là mục đích và lối sống cao đẹp,
Con người có trí tuệ, trình độ học vấn cao, ngày càng tiến bộ. Con người có sức
khoẻ. Con người có lòng khoan dung, độ lượng.
Ba là, có tác phong XHCN: Lao động có kế hoạch, có biện pháp,
có quyết tâm, có tổ chức, kỷ luật, lao động có năng suất, lao động quên mình,
không ngại khó, ngại khổ, vì lợi ích của tập thể, xã hội và của bản thân.
Bốn là, Có năng lực để làm chủ bản thân, gia đình và
công việc mà mình
đảm nhiệm để từ đó làm chủ đất nước. Phải không ngừng nâng cao trình độ bản
thân, nắm bắt những thành tựu của khoa học, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến
Năm là con người có sức khỏe bao gồm cả thể chất và
tinh thần
Hồ Chí Minh coi
trọng việc nâng cao dân trí cho toàn dân tộc. Người hướng mọi hoạt động văn
hoá, giáo dục, tư tưởng vào việc rèn luyện dân tộc ta thành dân tộc cách mạng
và văn minh. Hồ Chí Minh nêu khẩu hiệu : Diệt giặc đói, diệt giặc dốt”. Bác đi
đầu trong việc khai dân trí. Mở các lớp xoá mù chữ, các lớp bình dân học vụ.
Người nói: “một dân tộc dốt là
một dân tộc yếu”.
- Chiến lược trồng người là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
KẾT LUẬN
- Sáng tạo
lý luận
của Hồ Chí Minh
+ Đề cao vai trò của văn
hoá, gắn văn hoá với phát triển.
Người sớm nhậ thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa và sớm đưa văn hóa vào chiến
lược phát triển của đất nước
+ Xác lập hệ thống quan điểm có giá trị xây dựng nền văn hoá mới
Việt Nam
+ Đề cao vai trò của đạo
đức, gắn đạo đức với sự phát triển tiến
bộ của xã hội. Người có những đóng góp rất đặc sắc vào tư tưởng đạo đức học mác
xít. Những đóng góp đã nâng Người lên vị trí một nhà đạo đức học lỗi lạc được
thế giới thừa nhận
+ Xác lập
hệ chuẩn giá trị đạo đức cho con người mới Việt
Nam
+ Coi trọng
con người và xây dựng con người
- Ý nghĩa
của việc học tập
+ Thấy rõ những cống hiến kiệt xuất của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực
văn hoá, đạo đức và xây dựng con người
mới
+ Xác định rõ
phương hướng, biện pháp
học tập
tư
tưởng văn hoá, đạo đức,
làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
+ Nhận thức rõ biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, đặc biệt
là sự quan tâm
đến con người
+ Xác định con đường phấn đấu để trở thành con người mới theo tư
tưởng Hồ chí Minh.
. Hồ Chí Minh: Toàn
tập, t. 4, tr. 8
. Hồ Chí Minh: Toàn
tập, t. 5, tr. 631
Comments[ 0 ]
Post a Comment