GS. SONG THÀNH – Học viện chính trị Hành chính quốc gia
Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới công nhận là Nhà văn hóa kiệt xuất bằng cả một sự nghiệp văn hóa đồ sộ mà Nguời đã cống hiến cho dân tộc và nhân loại.Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là Nhà văn hóa kiệt xuất vì Người đã khởi xướng phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, giải phóng các dân tộc thuộc địa, giành lại độc lập, tự do. Đó không chỉ là một sự nghiệp chính trị phi thường, mà còn là một sự nghiệp văn hóa cao cả.
“Đổi người nô lệ thành người tự do”, phát động lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của một dân tộc phần đông còn mù chữ và thất học vùng dậy đấu tranh giành độc lập, đó là một sự nghiệp gian nan và phi thường, đồng thời cũng là một sự nghiệp văn hóa vĩ đại. Bởi vì, giải phóng con người khỏi thân phận nô lệ, khỏi cái đói, cái rét, cái dốt, là một sự nghiệp văn hóa có ý nghĩa cao cả nhất, đầy đủ nhất, một ước mơ ngàn đời của nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nhà văn hóa kiệt xuất vì Người đã sớm thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước.
Giành được độc lập rồi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng dân tộc mình lên một tầm văn hóa mới. Người đề nghị mở ngay chiến dịch chống giặc dốt. Người coi dốt nát cũng là một thứ giặc, xem thói quen và những truyền thống lạc hậu cũng là một loại kẻ thù. Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”… “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta… phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”1
Người phát động phong trào Đời sống mới, xây dựng và phát triển những thuần phong, mỹ tục mới trong nhân dân; mỗi ngành, mỗi giới đều có phong trào riêng của mình. Công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người đã đưa văn hóa đi sâu vào quần chúng, tác động như một sức mạnh vật chất, biến đổi phong hóa, cải tạo con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam. Người là kiến trúc sư vĩ đại của công cuộc cải cách và xây dựng nền văn hóa Việt Nam, tạo ra một cách nhìn mới, một thế giới quan mới, tạo lập một ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức pháp luật, ý thức nghệ thuật mới… chưa từng có trong lịch sử văn hóa Việt Nam.
Trên cơ sở đó, Người đã đánh thức các tiềm năng tinh thần truyền thống Việt Nam định hướng cho sự ra đời một nền đạo đức mới, một xã hội nhân cách mới. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã hội nhân cách – đạo đức ấy được tạo dựng trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước chân chính, kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, theo nhân cách luận của người chiến sĩ cách mạng kiểu mới: trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư… Sau khi đã lãnh đạo toàn dân giành lại quyền độc lập, tự do cho Tổ quốc, Người đã đưa văn hóa Việt Nam lên vị trí xứng đáng trong nền văn hóa thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nhà văn hóa kiệt xuất vì bản thân Người là một nhà hoạt động và sáng tạo văn hóa lớn.
Hồ Chí Minh là biểu tượng của sự kết hợp hài hòa tinh hoa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại, Đông và Tây. Từ nhỏ, Người đã được hấp thụ một nền văn hóa dân tộc và văn hóa phương Đông sâu sắc. Trên đường học tập và nghiên cứu, Người đã từng bước hấp thụ văn hóa nhân đạo và dân chủ của phương Tây, đặc biệt là tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái của truyền thống văn hóa cách mạng Pháp. Chính trí tuệ siêu việt, vốn sống thực tế phong phú và vốn văn hóa rộng lớn đã dẫn Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, kết tinh thành tựu văn hóa của loài người. Người đã làm chủ được nhiều ngôn ngữ khác nhau, sử dụng một cách thành thạo trong viết văn, viết báo, làm thơ, viết kịch…; khi xuất hiện như một nhà báo phương Tây sành sỏi, khi lại trầm tĩnh, hàm súc như một thi sĩ cổ điển phương Đông. Trải qua mấy chục năm học tập và rèn luyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng bước vươn lên tầm cao của trí tuệ thời đại, để từ đó vận dụng và phát triển, sáng tạo và đổi mới, đóng góp vào kho tàng văn hóa thế giới những giá trị đặc sắc, in đậm dấu ấn Việt Nam – Hồ Chí Minh.
Bản thân Hồ Chí Minh là nhà thơ, nhà văn, nhà báo cách mạng vĩ đại. Thơ Hồ Chí Minh có bài viết bằng tiếng Việt, có bài viết bằng chữ Hán, song không bài thơ nào vắng bóng con người. Khát vọng tự do, công lý, cơm áo, hòa bình… sự cổ vũ cho cái đẹp và mối quan hệ nhân văn giữa người với người, đó là những nội dung chủ yếu trong thơ Hồ Chí Minh. Vì vậy, những bài thơ ngẫu hứng, sản phẩm của một thời, trong đó không ít bài đã ra đời trong cảnh tù đày, biệt xứ, đã trở thành “thơ của muôn đời”, đã làm “xáo trộn cả tâm hồn nhân loại” bởi những giá trị nhân văn cao quý, tỏa sáng từ một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn.
Là một nhà thơ lớn của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời là nhà văn lớn, là người mở đầu và đặt nền móng cho nền văn xuôi cách mạng Việt Nam. Người đã tìm tòi và viết nhiều thể loại; tiểu thuyết du ký, truyện viễn tưởng, truyện ngắn, thư từ, ký, kịch, tiểu phẩm, văn chính luận. Ở lĩnh vực nào Người cũng đạt được những thành tựu đặc sắc, đem lại những yếu tố rất mới, rất hiện đại và giữ nguyên giá trị trong sự đổi mới văn học hôm nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một bậc thầy của báo chí cách mạng Việt Nam. Người rất khiêm tốn, không nhận mình là nhà thơ, nhà văn, chỉ nhận mình là “người có nhiều duyên nợ với báo chí”. Chính Người đã sáng lập và là linh hồn của nhiều tờ báo cách mạng đầu tiên ở nước ta. Những bài báo ngắn gọn của Người đã góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, lên án chủ nghĩa thực dân, chỉ đạo phong trào cách mạng ở thuộc địa. Tất cả những gì Người viết ra đều là sự phản ánh trung thực, hồn nhiên vẻ đẹp cao quý trong đạo đức, trí tuệ và tâm hồn của một nhân cách lỗi lạc, vì vậy, tất cả đều hiện ra chân thực, giản dị, tự nhiên, vốn là những chuẩn mực tiêu biểu cho cái đẹp – cái hoàn thiện của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất bởi Người còn là mẫu mực của tinh thần khoan dung văn hóa. Người nhắc nhở phải giữ gìn, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng không tự bó mình trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, thiển cận, mà kêu gọi phải ra sức nghiên cứu, học tập tinh hoa văn hóa của thế giới, xưa và nay. Người trân trọng mọi giá trị văn hóa nhân loại, tôn trọng và chấp nhận những giá trị khác biệt với sự lựa chọn của mình. Người từng thừa nhận mình là học trò của Các Mác, Giê-su, Khổng Tử, Tôn Dật Tiên, vì “các vị ấy đều có điểm chung giống nhau là mưu cầu hạnh phúc cho loài người… Nếu họ còn sống và ở gần nhau, tôi tin họ sẽ chung sống thoải mái với nhau như những người bạn tốt”. Đối với các tôn giáo, Người thành thật tôn trọng đức tin của người có đạo, khẳng định ý tưởng cao đẹp và những giá trị nhân bản của các vị sáng lập ra các tôn giáo đó, không hề bài bác hay phủ định, mà biết khéo hướng lý tưởng của các tôn giáo vào phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất vì Người còn là hiện thân rực rỡ của văn hóa hòa bình, của đường lối ngoại giao hòa bình, luôn luôn chủ trương giải quyết mọi tranh chấp, xung đột bằng thương lượng, đối thoại với thái độ hiểu biết và nhân nhượng lẫn nhau.
Tóm lại, có thể khẳng định Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một thời đại mới, một nền văn hóa mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, cũng là những giá trị đóng góp vào sự phát triển văn hóa thế giới. Nhiều chủ trương văn hóa được Người đề ra rất sớm – từ giữa những năm 40 và 50 của thế kỷ 20, như: xóa mù chữ, trồng cây phủ xanh đồi trọc, cải tạo môi trường sinh thái, yêu mến và kính trọng người già, v.v.. đến đầu những năm 90 đã được Liên hợp quốc đề lên thành những cuộc vận động lớn trên toàn thế giới. Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một kho tàng đầy của báu, là di sản chứa đựng bao giá trị, giá trị đó, nói cho cùng, là giá trị văn hoá mà chúng ta khai thác chưa được bao nhiêu”2
Sự nghiệp văn hóa Hồ Chí Minh vô cùng phong phú: có văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa giao tiếp-ứng xử, văn hóa khoan dung, văn hóa-văn nghệ… Văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc với những yếu tố tích cực trong văn hóa phương Đông, văn hóa các tôn giáo, văn hóa dân chủ – cách mạng phương Tây, văn hóa mác-xít,… để trở thành văn hóa tiên tiến, mang những giá trị nhân văn sâu sắc, vốn là nội dung cốt lõi của văn hóa nhân loại.
Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh là văn hóa yêu nước, thương dân, hướng tất cả vào phục vụ sự nghiệp đấu tranh cho độc lập của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân; là văn hóa trọng dân “lấy dân làm gốc”. Với tâm niệm “có dân là có tất cả”, nên Người thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên phải lo “sao cho được lòng dân”, phải phấn đấu trở thành người công bộc trung thành và tận tụy của nhân dân. Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh vượt lên trên mọi sáo ngữ, giáo điều (nói nhiều làm ít, nói hay làm dở), đó là sự chung đúc những giá trị của các học thuyết trị nước tiến bộ mà các bậc anh hùng dân tộc, các minh quân, lương tướng đã theo đuổi trong lịch sử dân tộc và nhân loại. Chính vì thế nó chứa đựng những giá trị nhân văn cao quý.
Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh là văn hóa hành thiện, cổ vũ làm điều thiện, sống với nhau có tình, có nghĩa, muốn thế phải thực hiện cho tốt 8 chữ vàng : cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư biết kết hợp hài hòa lợi ích chung với lợi ích riêng, sống trung thực, giản dị, khiêm tốn, nói đi đôi với làm, ít lòng ham muốn về vật chất… nhờ đó mà có thể “sống oanh liệt, chết vẻ vang”.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là hiện thân sinh động của văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh. Như một người từng đối đầu với Hồ Chí Minh – tướng Vanluy thừa nhận: “Hoàn toàn xả thân vì nhiệm vụ, không một chút lợi riêng tư, dưới con mắt những người chung quanh và những người đối thoại, Hồ Chí Minh là một người vô cùng đức độ”3. Thắng lợi của cách mạng, vinh quang của quyền lực, hay danh vọng của cá nhân không thể nào làm lu mờ tấm gương đạo đức của Người. Vì vậy, trong thế giới của những người cầm quyền, hình ảnh Hồ Chí Minh lại càng nổi bật hơn bao giờ hết.
Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh, nói rộng ra là phương châm xử thế, Hồ Chí Minh luôn luôn là người trung hậu, thủy chung với nhân dân, với đồng chí, đồng bào và với bạn bè quốc tế: Người thấy rừng và thấy cả từng cây, không bỏ sót một ai cả, không quên bất cứ một nghĩa cử nào, dù nhỏ, đã từng ủng hộ, giúp đỡ cách mạng Việt Nam; nhưng Hồ Chí Minh lại không bao giờ nhắc đến người cũ, chuyện cũ đã từng có lúc đối xử không đúng với Người; nếu có ai nhắc đến Người cũng gạt đi. Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh cực kỳ tinh tế, uyển chuyển, có lý có tình, khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp.
Ứng xử văn hóa của Hồ Chí Minh đã tranh thủ được trái tim, khối óc của bạn bè năm châu, làm cho kẻ thù cũng phải khâm phục.
Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh là kết tinh truyền thống nhân ái, độ lượng Việt Nam và cũng là nét đặc trưng của văn hóa hòa bình trong thời đại ngày nay. Người nói: “Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng đồng tình và bác ái”. Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển những giá trị khoan dung của dân tộc và nhân loại, nâng lên thành một chất lượng mới, ở một tầm cao mới.
Là người cộng sản, Hồ Chí Minh có thái độ tôn trọng, không bao giờ tỏ ra kỳ thị, bài bác mà luôn luôn có ý thức khai thác, vận dụng những yếu tố tích cực của các học thuyết chính trị và tôn giáo như Nho, Phật, Lão, Thiện chúa giáo… vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Khoan dung văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở chữ “nhân” nhưng là một chữ nhân sáng suốt, có nguyên tắc, lấy công lý, chính nghĩa là nền tảng, chủ trương giải quyết những vấn đề dân tộc và quốc tế trên cơ sở “có lý, có tình”.
Khoan dung văn hóa Hồ Chí Minh là thái độ trân trọng đối với mọi giá trị văn hóa nhân loại, là không ngừng rộng mở, thâu hóa những yếu tố tích cực, tiến bộ và nhân văn của loài người để làm giàu cho văn hóa Việt Nam. Khoan dung văn hóa Hồ Chí Minh là chấp nhận giao lưu và đối thoại bình đẳng về giá trị để đạt tới cái chung, cái nhân loại, để cùng tồn tại và phát triển. Trong khi chống thực dân Pháp xâm lược, Người vấn đề cao văn hóa Pháp. Trong khi chống đế quốc Mỹ, Người vẫn ca ngợi truyền thống văn hóa dân chủ và cách mạng Mỹ.
Nói về văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh, nhà báo Mỹ Đ.Han-bơ-xtam đã thừa nhận: “Cụ Hồ đã làm được một điều đáng chú ý: biết dùng tới văn hóa và tâm hồn kẻ thù để chiến thắng”4.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc Việt Nam một di sản văn hóa cao đẹp và phong phú, trong đó không thể nhắctới những tư tưởng chỉ đạo của Người về xây dựng một nền văn hóa mới: dân tộc, khoa học và nhân văn, một nền văn hóa “lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”, “làm cho ai cũng có lý tưởng, độc lập, tự chủ”, “văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ”, “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”5… Những phương châm đó vẫn giữ nguyên giá trị chỉ đạo đối với việc xây dựng nền văn hóa dân tộc, cho hôm nay và cả mai sau.
Khẳng định những giá trị nhân văn cao quý trong sự nghiệp văn hóa và con người Hồ Chí Minh, nhà báo G.La-cu-tuya – người được coi là một nhà viết tiểu sử Hồ Chí Minh hay nhất ở phương Tây, đã viết : “Đó là một tấm trí minh mẫn, ít ham thích bạo lực, một thái độ rất độc đáo về quan hệ giữa người với người, một trình độ văn hóa tự học khá rộng nhưng rất thông hiểu, một tinh thần hài hước, trong đó bám rễ vào các tập quán châu Á luôn luôn kết hợp với những ảnh hưởng phương Tây, một tinh thần thanh bạch, một sự khắc khổ tự nhiên được ý chí làm cho vững chắc thêm lên, một nghị lực có một không hai. Vâng, tất cả những nét đó trở thành bí quyết của Cụ Hồ trước những thử thách của đời sống xã hội”6.
Đúng như G.La-cu-tuya đã dự báo, tư tưởng và sự nghiệp văn hóa của Hồ Chí Minh đã vượt qua những thử thách khắc nghiệp của lịch sử và vẫn đang tiếp tục tỏa sáng, đặc biệt là ở vào thời điểm hiện nay, trong một thế giới đang biến động và đầy lo âu: khi mà sự sa sút về đạo đức, sự phản trắc, lừa đảo, hãm hại lẫn nhau… đang có nguy cơ tăng lên; khi mà hình ảnh của một số lãnh tụ cầm quyền ở nơi này, nơi khác đang bị phê phán và hạ bệ, thì hình ảnh Hồ Chí Minh lại càng nổi bật lên trước con mắt của nhân loại hơn bao giờ hết.
Một nhà báo Vê-nê-xu-ê-la đã viết rất thuyết phục: “Bộ máy tuyên truyền của đế quốc và các thế lực phản động đã rất nổi tiếng trong nghệ thuật vu khống xấu xa, hòng làm mất uy tín những địch thủ của họ. Họ đã chi tiêu rất nhiều tiền hòng bôi nhọ trước dư luận quốc tế đối với những ai, bằng cách này hay cách khác chống lại sự thống trị của họ… Tất cả những lãnh tụ cộng sản nổi tiếng trên thế giới đều được các hãng thông tấn của họ dán cho những “nhãn hiệu” như là những kẻ cướp hoặc khủng bố đáng tội treo cổ! Duy chỉ có Bác Hồ, do tấm gương cuộc đời và đạo đức của Người, đã làm cho những kẻ chuyên nghề vu cáo phải kính nể”7.
——————————————————————————-
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tâp4, tr8.
2 Phạm Văn Đồng: Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, H.1994, tr 126.
3 Valluy: Tình bạn thủy chung, Planète Action, tháng 3/1970, H. 1994,tr.38.
4 Xem Davud Halberstam: Ho, Random, Neu York, 1970
5 Hồ Chí Minh : về công tác văn hóa, văn hgệ, Nxb Sự thật, H.1970, tr. 70-71.
6 G. La-cu-tuya: Ho Chi Minh, Ed. Seuuil, Paris, 1967
7 Hê-rô-mi-ô: Ho Chi Minh- nhân vật kiệt xuất của toàn nhân loại, báo Diễn đàn nhân dân của Vê-nê-xu-ê-la, số 775, ra ngày 19/5/1990.
Tư tưởng của Người mãi là tấm gương sáng cho mọi thế hệ con người việt nam noi theo và học tập. Tư tưởng của Người sẽ còn mãi giá trị với thời gian
ReplyDeleteBác mãi là tấm gương sáng để chúng ta noi theo <3
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteNgười mãi là tấm gương sáng, là niềm tin trong lòng mỗi chúng ta.
ReplyDeleteHồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc,danh nhân văn hoá thế giới.Người sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta
ReplyDeleteTháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Người luôn sống mãi trong tim cua moi con dân việt, tư tưởng của người sẽ luôn soi sáng cho sự nghiệp của nước nhà
ReplyDeleteBác luôn là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi gương và học tập, một phong cách sống dản dị.
ReplyDeleteChủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại của nhân dân Việt Nam, là nhà hoạt động xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một chiến sĩ kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX.
ReplyDeleteChính Người đã làm sống lại những giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam, đưa dân tộc ta trở thành tấm gương cổ vũ tinh thần đấu tranh của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Trong lòng nhân dân thế giới tiến bộ, yêu chuộng hoà bình, Hồ Chủ tịch sống mãi. Bạn bè năm châu hết lòng kính trọng, khâm phục và ca ngợi Người, coi Người là “lãnh tụ của thế giới thứ ba”, là “nguồn cổ vũ đối với tất cả các chiến sĩ đấu tranh cho tự do”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại của nhân dân Việt Nam, là nhà hoạt động xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một chiến sĩ kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX.
ReplyDeleteChính Người đã làm sống lại những giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam, đưa dân tộc ta trở thành tấm gương cổ vũ tinh thần đấu tranh của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Trong lòng nhân dân thế giới tiến bộ, yêu chuộng hoà bình, Hồ Chủ tịch sống mãi. Bạn bè năm châu hết lòng kính trọng, khâm phục và ca ngợi Người, coi Người là “lãnh tụ của thế giới thứ ba”, là “nguồn cổ vũ đối với tất cả các chiến sĩ đấu tranh cho tự do”.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteHồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Suốt cả cuộc đời mình, Người luôn vì dân, vì nước, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong kho tàng tri thức quý giá mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, điều có giá trị lớn nhất chính là tư tưởng của Người.
Những giá trị tinh thần to lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc là không ai có thể phủ nhận, nhưng cách thức mà chúng ta đang sử dụng để đánh giá, nghiên cứu và học tập những giá trị tinh thần ấy lại rất đáng lo ngại. Không chỉ trong sinh hoạt hàng ngày, mà cả trên không ít phương tiện tuyên truyền, người ta đang vô tình hay hữu ý tìm cách áp đặt vào sự nghiệp của Hồ Chí Minh những điều xa lại với chính Người
Nói đến Hồ Chí Minh là phải nói đến Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo tôi, Đảng Cộng sản Việt Nam là khối đấu óc của nhân dân, chứ không phải là thành tựu chính trị, cho dù những thành tựu chính trị đó là có thật và trong đó bao giờ Hồ Chí Minh cũng đóng vai trò hình mẫu, cả với tư cách một nhà hoạt động chính trị lẫn vai trò người đại diện dân tộc…. Tại sao người ta phân biệt Bộ đội Cụ Hồ với những người lính khác? Và anh Bộ đội Cụ Hồ cũng khác nhau ở hai giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ. Người Bộ đội Cụ Hồ được xem xét thông qua lăng kính Hồ Chí Minh: Người ta nhìn, người ta gắn lên anh bộ đội hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu như chúng ta chỉ dừng lại nghiên cứu những bài viết, giải pháp hay những lập luận của Bác Hồ và kết luận rằng đấy là tư tưởng Hồ Chí Minh thì chúng ta đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng. Cần phải nghiên cứu các giá trị văn hóa của Hồ Chí Minh chứ không phải là những bài viết hay câu nói cụ thể. Và các giá trị văn hóa ấy được thể hiện khi rõ ràng, khi kín đáo, nhưng thật là tinh tế. Hồ Chí Minh mặc áo Tôn Trung Sơn chẳng hạn, không phải là tình cờ mà là vì nhu cầu chính trị lúc bấy giờ…
…. Trong cuộc đời kỳ lạ của mình, Bác đã thể hiện một cách trọn vẹn nhất, tổng hợp nhất tư tưởng của mình qua việc luôn luôn đưa ra các giải pháp chính trị mềm dẻo và hữu hiệu, với một phong thái ung dung, nhẹ nhàng và giản dị như chính cách Nguwoif ăn mặc, đi lại, nói năng. Ở Hồ Chí Minh chúng ta nhận thấy sự kết hợp hài hòa của đạo đức con người, đạo đức cách mạng với chủ nghĩ cộng sản, qua đó Nguời đưa ra những tiêu chí của đạo đức như là yếu tố cơ bản của một nàh chính trị của nhân dân. Không phải vô cớ mà mỗi khi nói đến Hồ Chí Minh người ta thường liên tưởng và hoàn toàn có lý đến những vĩ nhân đại diện cho nhân dân như Gandhi, như Nerhu…
Không nghi ngờ gì nữa tất cả sự vĩ đại của Hồ Chí Minh là văn hóa. Đó chính là tiền đề để chúng ta nghiên cứu, xây dựng cái gọi là nền văn hóa chính trị. Nền văn hóa chính trị bao giờ cũng phải được xây dựng trên những tiêu chuẩn rất căn bản và phổ biễn của con người. Trong một bài viết của mình, tôi đã nói rằng văn hóa là hào bình, bởi văn hóa là kết quả của sự chung sống. Hồ Chí Minh là Người xây dựng và khởi xướng nên nền văn hóa hiện đại Việt Nam, đã để cả cuộc đời để xây dựng những tiêu chuẩn văn hóa, chính trị, hệ tư tưởng và cảnh báo nguy cơ của sự suy thoái các giá trị đạo đức.
Hồ Chí Minh là nhà chính trị hiếm hoi đã làm việc ở cương vị cao nhất không nhiệm kỳ và không hề suy thoái chính trị cho đến hơi thở cuối cùng. Cuộc đời Người, những giá trị tinh thần bất tử của Người là tài sản vô giá của dân tộc. Đó không chỉ là một chân trời bao la cho các công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc mà còn cho chúng ta những bài học bổ ích trong việc củng cố nền văn hóa chính trị Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những kiệt tác nào
ReplyDeleteNhiều lắm bạn ạ
DeleteNgười đã để lại những tác phẩm như:
Delete• Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
• Đường kách mệnh (1927)
• Con rồng tre (1922, kịch, nhằm đả kích vua Khải Định)[276]
• Các truyện ngắn: Pari (1922, Nhân đạo), Lời than vãn của bà Trưng trắc (1922, Nhân đạo), Con người biết mùi hun khói (1922, Nhân đạo), Vi hành (1923, Nhân đạo), Đoàn kết giai cấp (1924, Người cùng khổ), Con rùa (1925, Người cùng khổ), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925, Người cùng khổ)[277]
• Nhật ký trong tù (1942, thơ)
• Sửa đổi lối làm việc (1947)
Ngoài ra Người còn để lại cho nhân dân ta TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH mà ngày hôm nay chúng ta đang cố gắng để HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH.
Người đã để lại những tác phẩm như:
Delete• Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
• Đường kách mệnh (1927)
• Con rồng tre (1922, kịch, nhằm đả kích vua Khải Định)[276]
• Các truyện ngắn: Pari (1922, Nhân đạo), Lời than vãn của bà Trưng trắc (1922, Nhân đạo), Con người biết mùi hun khói (1922, Nhân đạo), Vi hành (1923, Nhân đạo), Đoàn kết giai cấp (1924, Người cùng khổ), Con rùa (1925, Người cùng khổ), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925, Người cùng khổ)[277]
• Nhật ký trong tù (1942, thơ)
• Sửa đổi lối làm việc (1947)
Ngoài ra Người còn để lại cho nhân dân ta TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH mà ngày hôm nay chúng ta đang cố gắng để HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH.
Người luôn có niềm tin sâu sắc đối với nhân dân, gần gũi và quan tâm đến nhân dân; là tấm gương sáng về những đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, kiên quyết đấu tranh chống nạn quan liêu, tham ô, tham nhũng, lãng phí, coi những căn bệnh đó là kẻ thù bên trong.
ReplyDelete
ReplyDeleteHồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Suốt cả cuộc đời mình, Người luôn vì dân, vì nước, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong kho tàng tri thức quý giá mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, điều có giá trị lớn nhất chính là tư tưởng của Người. Một trong những tư tưởng quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta hiện nay là tư tưởng của Người về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Người đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Namtrong thời đại mới là: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Tháng 6 năm 1949, để tiếp tục răn dạy cán bộ về đạo đức, Bác viết tác phẩm: “Cần, kiệm, liêm, chính”. Bác coi bốn đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” là những đức tính của người cán bộ cách mạng, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Bác viết:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người”.
Sau đó, Bác còn viết bốn bài báo đăng trên Báo Cứu quốc giải thích rõ nội dung bốn đức tính này.
Cần: Tức là lao động cần cù, siêng năng, thậm chí cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Bác, con người có đức cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn.
Kiệm: Là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô trương hình thức, không xa xỉ, hoang phí. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không kiệm thì như gió vào nhà trống. như nước đổ vào cái thùng không đáy, làm chừng nào xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không. Kiệm mà không cần thì không tăng thêm và không phát triển được.
Liêm: Là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của dân, không tham địa vị, không tham tiền tài. Không ham người tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ đóa. Do vậy, Bác yêu cầu mỗi người, nhất là cán bộ lãnh đạo phải thực hiện tốt chữ liêm, Chữ liêm và chữ kiệm phải đi đôi với nhau như chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần.
Chính: Là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì là không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà. Nói về chính, Bác viết: “Một người phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải chính mới là người hoàn hảo. Trên quả đất có hàng muôn triệu người sống, số người ấy có thể chia thành hai hạng: Người thiện và người ác.
Trải qua thời gian và thử thách, trước những biến cố thăng trầm của lịch sử, những phẩm chất đạo đức đó vẫn còn nguyên giá trị. Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân ta
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng để cho mọi người noi theo !
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteNgười luôn sống mãi trong tim cua moi con dân việt, tư tưởng của người sẽ luôn soi sáng cho sự nghiệp của nước nhà
ReplyDeleteMôn học này thật sự rất bổ ích
ReplyDeleteLần đầu tiên đươc vào thăm.chuyến đi thực tế đầy ý nghĩa và bổ ích.em cám ơn các thầy cô va bộ môn.qua chuyến đi thực tế em càng hiểu sâu hơn lý luận cũng như tư tưởng HCM.càng yêu thích môn học hơn
ReplyDeleteHãy nêu những câu chuyện để chứng minh về Giá trị nhân văn cao quí trong sự nghiệp văn hoá Hồ Chí Minh?
ReplyDeleteMột người luôn hết lòng vì nước, vì dân cống hiến hết cả sự nghiệp cho đất nước. Có lẽ hình ảnh của người sẽ luôn luôn mãi mãi đi vào trong lòng nhân dân cả hôm nay và mai sau.
ReplyDeleteBác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Suốt đời, Bác hi sinh cho độc lập, tự do…”.
ReplyDeleteTrên đây là câu hát tiêu biểu trong muôn ngàn câu hát, bài thơ ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh một người cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người đã đưa dân tộc Việt Nam từ một dân tộc nô lệ về đúng vị trí của một dân tộc độc lập tự chủ, tự do, không còn giặc đói, giặc dốt đeo bám dân tộc Việt Nam. Một tấm gương sáng vĩ đại để chúng ta học tập và noi theo.
ReplyDeleteBác Hồ luôn là tấm gương sáng vĩ đại để chúng ta học tập và noi theo.
ReplyDeleteBác Hồ – Người đã dành trọn cuộc đời, tâm huyết của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Người đã mãi đi xa, nhưng hình ảnh về một lãnh tụ vĩ đại, đáng kính, được nhân loại biết đến và kính nể thì mãi vĩnh hằng trong trái tim mỗi thế hệ người Việt Nam chúng ta và bạn bè quốc tế. Bác Hồ – một con người giản dị, nhưng toát lên linh hồn của cả một dân tộc.
ReplyDeleteBác Hồ vị cha già của dân tộc Việt Nam.Một danh nhân văn hóa lớn của thế giới.Người là một bậc vĩ nhân.Đảng Nhà nước và toàn thể nhân dân ra sức học tập làm việc theo gương của Bác!
ReplyDeleteBác Hồ vị cha già của dân tộc Việt Nam.Một danh nhân văn hóa lớn của thế giới.Người là một bậc vĩ nhân.Đảng Nhà nước và toàn thể nhân dân ra sức học tập làm việc theo gương của Bác!
ReplyDeleteBác Hồ là người chỉ đường dẫn lối cho Việt nam đi đến thắng lợi, độc lập, tự do, hạnh phúc
ReplyDeleteCảm thấy vinh dự và tự hào khi được học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
ReplyDeleteBác là một con người vĩ đại không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Mọi con cháu đời đời nhớ ơn và luôn học tập noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
ReplyDeleteBác là một con người vĩ đại không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Mọi con cháu đời đời nhớ ơn và luôn học tập noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
ReplyDeleteEm muốn tìm 1 số sách tham khảo về tư tưởng Hồ Chí Minh. Ai cho em xin tên sách được ko ạ?
ReplyDeleteEm cảm ơn nhiều nhé.sách online càng tốt ạ
Hồ Chí Minh là một tấm gương vĩ đại về nhân phẩm, lối sống, tư tưởng và lòng yêu nước cho những người công an tương lai như chúng ta học tập noi theo
ReplyDeleteCác tác phẩm chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết gồm những tác phẩm nào ạ?
ReplyDelete